Chào bạn,
Theo hướng dẫn tại mục II Thông tư 15/2001/TT-BTCCBCP thì các loại HĐ được ký kết không ghi nhận hợp đồng làm việc. Do đó, bạn không phải là viên chức; Tôi dự liệu bạn đã ký kết HĐLĐ.
II- KÝ KẾT, THỰC HIỆN, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT, THANH LÝ HỢP ĐỒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHI HỢP ĐỒNG CÁC CÔNG VIỆC NÓI TẠI ĐIỀU 1 CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2000/NĐ-CP:
1. Một số loại công việc theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ trong các cơ quan nói tại điểm 4 phần I của Thông tư này, được thực hiện thông qua ký kết một trong các hình thức hợp đồng sau đây:
1.1. Hợp đồng kinh tế: được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân và giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế;
1.2. Hợp đồng lao động: được giao kết trực tiếp giữa người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
1.3. Hợp đồng thuê khoán tài sản: được ký kết giữa bên giao tài sản và bên thuê tài sản theo quy định của bộ luật Dân sự;
1.4. Hợp đồng mượn tài sản: được ký kết giữa bên cho mượn tài sản và bên mượn tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự;
1.5. Hợp đồng dịch vụ: được ký kết giữa bên làm dịch vụ và bên thuê dịch vụ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
2. Việc ký kết, thực hiện, thay đổi, chấm dứt, thanh lý và giải quyết tranh chấp giữa các bên tuân theo các quy định hiện hành của Pháp luật về hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, hợp đồng thuê khoán tài sản, hợp đồng mượn tài sản và hợp đồng dịch vụ.
3. Mẫu hợp đồng được thực hiện theo các quy định hiện hành.
4. Trường hợp ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với cá nhân trực tiếp làm các công việc nói tại Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thì ngoài những quy định được ghi trong mẫu hợp đồng được ban hành kèm theo Quyết định số 207/LĐTBXH ngày 02 tháng 4 năm 1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cá nhân trực tiếp làm hợp đồng được hưởng các chế độ, chính sách như cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp như sau:
4.1. Được áp dụng bảng lương hành chính quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 để xếp lương theo ngạch và để làm các công việc nói tại Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP;
4.2. Được nâng bậc lương theo thâm niên quy định;
4.3. Được điều chỉnh mức lương khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu hoặc theo thang bảng lương mới do cải cách chính sách tiền lương.
4.4. Được tham gia học tập, bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ quan;
4.5. Được hưởng các chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội;
Vì vậy, bạn muốn chuyển sang ngạch công chức thì bạn phải được xét tuyển/thi tuyển theo quy định của Luật Cán bộ - Công chức.
Luật sư: Âu Quang Phục
Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...