Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
1. Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động 2012, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Điều 5 Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định, mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
+ Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
+ Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 153/2016/NĐ-CP.
Như vậy, theo quy định trên tiền lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Trường hợp người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Đồng thời người sử dụng lao động buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm trên
Do đó bạn có thể thỏa thuận với công ty để Công ty trả đủ lương cho bạn. Trường hợp phía Công ty không trả cho bạn thì theo quy định tại Điều 201 Bộ luật lao động 2012 bạn có yêu cầu hòa giải viên tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Điều 104 BLLĐ 2012 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:
“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.
Và Điều 106 BLLĐ 2012 quy định về làm thêm giờ:
“1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ”.
Theo thông tin bạn cung cấp, NLĐ làm việc theo ca 8h/ngày, được nghỉ 2 ngày/tuần mà có ca làm việc vào ngày thứ 7, chủ nhật . Như vậy, NLĐ làm việc 40h/tuần, do đó thời gian thứ 7, cn được tính là thời gian làm việc bình thường của người lao động.
3. Khoản 2 Điều 7 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH quy định về tiền lương làm việc vào ban đêm như sau:
Người lao động làm việc vào ban đêm theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được trả tiền lương như sau:
2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm việc vào ban đêm
|
=
|
Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường
|
+
|
Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường
|
x
|
Mức ít nhất 30%
|
x
|
Số sản phẩm làm vào ban đêm
|
Như vậy, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của NSDLĐ và NLĐ về mức tăng % của sản phẩm.
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) sửa đổi từ 1/ 7/ 2013 sẽ áp dụng mức giảm trừ gia cảnh 9 triệu đồng/ tháng/ người nộp thuế, tức thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng và không có người phụ thuộc mới phải nộp thuế..Căn cứ vào quy định trên thì tiền lương người lao động trên 9 triệu đồng mới được tính thuế TNCN, còn mức lương dưới 9 triệu thì người lao động không phải tính thuế TNCN. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;