Dì bạn đã cho mẹ bạn ở nhờ trên đất thuộc quyền sử dụng của Dì bạn từ đó đến nay, Dì bạn muốn đòi lại quyền sử dụng đất thì tại Điều 499 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền của bên cho mượn tài sản quy định:
“ 1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý…”
Theo đó thì Dì bạn có quyền đòi lại đất nếu có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng đất. Trong trường hợp này, Dì bạn phải báo trước cho mẹ bạn một thời gian hợp lý.
Từ những vấn đề bạn trình bày, chúng tôi xin được trao đổi với bạn như sau: Về mặt pháp lý, mảnh đất trên đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên Dì bạn nên dì bạn được công nhận là chủ sử dụng đất hợp pháp. Việc Dì bạn cho ở nhờ không làm thay đổi quyền sử dụng đất của dì bạn cho dù không có hộ khẩu và không đóng thuế. Trong trường hợp dì bạn không muốn cho ở nhờ nữa thì dì bạn hoàn toàn có thể đòi lại mảnh đất nói trên.Vì thế gia đình bạn có thể thỏa thuận với dì về việc trả lại đất, nếu không được, có thể nhờ sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền, theo đó hòa giải tại địa phương là thủ tục bắt buộc đầu tiên.
Thủ tục này được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 về Hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
...”
Trong trường hợp việc hòa giải tranh chấp đất đai không thành bạn có thể viết đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết. Nếu còn vướng mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.