Các bước giải quyết đề nghị giám định tỷ lệ thương tật

Chủ đề   RSS   
  • #505083 18/10/2018

    Các bước giải quyết đề nghị giám định tỷ lệ thương tật

    Thưa các luật sư. Tôi có vấn đề này xin được sự tư vấn đó là: Mẹ tôi 62 tuổi bị một đối tượng đã từng có tiền án đi tù 7 năm vô cớ gây sự đánh mẹ tôi, Khiến bà fai nằm viện gần 02 tháng trời điều trị với nhiều vết thương, điển hình là chấn động não, mắt thì vì bị đánh trực tiếp vào nên nhìn mờ đi nhiều, và huyết áp tới hiện tại vẫn bị quá cao so với mức bình thường. 04 tháng sau cơ quan điều tra mới đưa mẹ tôi đi giám định thương tật. Lần thứ nhất người thụ lý vụ án đưa đi lúc 10h sáng cũng là lúc bệnh viện sắp nghỉ và họ chỉ đo huyết áp và điện não đồ cho mẹ tôi rồi cho về, lần thứ 2 họ bảo là đưa đi giám định bổ xung nhưng điều tra viên cố tình đợi đến 4h chiều mới đưa đi và lần này mẹ tôi phải bỏ 250k ra để khám họ bảo là vì là khám ngoài giờ. Qua tìm hiểu của tôi thì chi phí giám định này là do cơ quan điều tra thanh toán và tiền này la do nhà nước chi trả. Vậy tôi muốn hỏi quy trình giám định tỷ lệ thương tật gồm những bước nào? Khi giám định thì có những ai? Thời hạn giám định là bao lâu? Hành vi của người điều tra này có phải là trái pháp luật không? Nếu có thì tôi phải làm gì để đưa người này ra pháp luật? Mong sớm được sự hồi âm của các luật sư để tôi biết hướng giải quyêt sự việc của mẹ tôi. Chúc các luật sư và gia đình nhiều sức sức khoẻ, may mắn và thành công hơn nữa trong công việc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
     
    9862 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #505203   19/10/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi giải đáp như sau:

    Thủ tục giám định thương tật của Cơ quan tiến hành tố tụng:

    Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về trưng cầu giám định như sau:

    Điều 205. Trưng cầu giám định

    1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

    2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:

    a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

    b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;

    c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

    d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

    đ) Nội dung yêu cầu giám định;

    e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

    3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra”.

    Điều 206. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định

    Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

    1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;

    2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

    3. Nguyên nhân chết người;

    4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

    5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;

    6. Mức độ ô nhiễm môi trường”.

    Điều 209. Tiến hành giám định

    1. Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định.

    Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết.

    2. Việc giám định do cá nhân hoặc do tập thể thực hiện”.

    Theo quy định trên thì bạn có quyền yêu cầu các Cơ quan tiến hành tố tụng giám định thương tật cho mẹ bạn bằng cách bạn sẽ làm đơn trình báo gửi lên Cơ quan công an cấp quận ( huyện ) nơi xảy ra tội phạm để yêu cầu họ điều tra xác minh và đưa mẹ bạn đi giám định. Nếu trong trường hợp tỉ lệ thương tật đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự thì Cơ quan điều tra sẽ ra quết định khởi tố vụ án.

    Về thành phần tham gia giám định:

    Khoản 1 Điều 209 BLTTHS 2015 quy định như sau:

    “Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định.

    Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết”.

    Như vậy, theo quy định trên thì thành phần tham gia giám định có thể tham dự bao gồm: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định, cơ quan tiến hành giám định, người được giám định.

    Về thời hạn giám định:

    Điều 208 BLTTHS 2015 quy định về thời hạn giám định như sau:

    “1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:

    a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này;

    b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này;

    c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.

    2. Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.

    3. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.

    4. Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.

    Khoản 2 Điều 21 Luật giám định tư pháp 2012 quy định về quyền, nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp như sau:

    “2. Người trưng cầu giám định có nghĩa vụ:

    a) Lựa chọn tổ chức hoặc cá nhân thực hiện giám định phù hợp với tính chất, yêu cầu của vụ việc cần giám định;

    b) Ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản;

    c) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;

    d) Tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi trưng cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định;

    đ) Bảo đảm an toàn cho người giám định tư pháp trong quá trình thực hiện giám định hoặc khi tham gia tố tụng với tư cách là người giám định tư pháp”.

    Và Điều 36 Luật giám định tư pháp quy định về chi phí giám định tư pháp như sau:

    “Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp”.

    Dựa vào căn cứ trên thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi trưng cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì chi phí giám định do mẹ bạn chi trả, theo đó đã vi phạm nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp.

    Điều 470 BLTTHS 2015 quy định về các quyết định, hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại như sau:

    “1. Quyết định tố tụng có thể bị khiếu nại là các quyết định của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành theo quy định của Bộ luật này.

    2. Hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được thực hiện theo quy định của Bộ luật này”.

    Như vậy, căn cứ vào quy định trên, bạn có thể là đơn khiếu nại về các vi phạm với cơ quan tiến hành tố tụng.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;