Làm tổn hại đất của người khác

Chủ đề   RSS   
  • #505080 18/10/2018

    Ngocanh1807

    Male
    Sơ sinh

    Bình Phước, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Làm tổn hại đất của người khác

    Xin chào luật sư , tôi tên là Nguyễn Thị Ngọc Ánh đang sinh sống tại Bình Phước. Hôm nay tôi xin trình bày về việc ông T ( hàng xóm bên cạnh nhà tôi) làm hư hại đến đất gia đinh tôi, gia đình tôi có dùng một ít đất sau nhà để trồng cây và rau nhưng ông T thường xuyên bơm nước từ giếng lên bồn nước , khi nước tràn sẽ từ trên nóc nhà của ông T xuống đất gia đình tôi làm tổn hại đi một phần đất (hiện tại đất bị nước tràn xuống đã bị lúng đi) tôi cũng có qua nhắc nhở vài lần nhưng gia đình ông T vẫn để nước tràn qua nhà tôi như vậy. Sự việc này xảy ra cũng đã hơn 1 năm , nếu cứ tiếp tục như vậy đất nhà tôi sẽ bị hư hại rất nhiều. Tôi mong luật sư sẽ có hướng tư vấn tốt nhất cho tôi . Xin cảm ơn
     
    2192 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #505086   18/10/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với câu hỏi trên, chứng tôi tư vấn như sau:

    Điều 6 Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

    “1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

    2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

    3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

    Việc sử dụng đất không được làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử đất xung quanh. Ông T làm nước tràn sang nhà bạn đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của gia đình bạn (đất bị nước tràn xuống đã bị lúng đi). Do vậy, ông T đã vi phạm nguyên tắc sử dụng đất của người sử dụng đất.

    Điều 206 Luật đất đai 2013 quy định về xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai như sau:

    “1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    2. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.”

    Theo đó ông T có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Ngoài ra, ông T có thể phải bồi thường thiệt hại về việc làm tổn hại đến đất nhà bạn.

    Về xử phạt vi phạm hành chính:

    Điều 11 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác như sau:

    “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

    b) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này”.

    Vì bạn không nói rõ khu vực bạn đang ở là nông thôn hay đô thị nên ông T có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tại khu vực đô thị.

    Về truy cứu trách nhiệm hình sự:

    Điều 228 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai như sau:

    “1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.

    Trong trường hợp ông Tđã ị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi  sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý đất và sử dụng đất đai hoặc bị đã bị kết án về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Về bồi thường thiệt hại:

    Điều 250 BLDS 2015 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa như sau:

    “Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.”

     Và Điều 252 BLDS 2015 quy định về quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề như sau:

    “Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

    Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại”.

    Trong trường hợp này, ông T thường xuyên bơm nước từ giếng lên bồn nước, khi nước tràn sẽ từ trên nóc nhà của ông T xuống đất gia đình bạn làm tổn hại đi một phần đất (hiện tại đất bị nước tràn xuống đã bị lúng đi), do vậy nếu bạn chứng minh được mức độ thiệt hại do hành vi của ông T gây ra thì bạn sẽ được bồi thường thiệt hại.

    Như vậy, với hành vi của ông T, ông T có thể bị xử phạt vi phạm hành chính (bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tại khu vực đô thị) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm). Ngoài ra ông T còn có thể phải bồi thường thiệt hại cho phần đất bị tổn hại. Trường hợp còn vướng mắc gì bạn hãy liên lạc trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    Ngocanh1807 (18/10/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.