Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.
Nếu bạn chứng minh được trong giai đoạn chưa ly hôn, khoản tiền mà chồng bạn đánh bạc có được không dùng cho việc đảm bảo nhu cầu của gia đình mà được dùng cho mục đích riêng của chồng bạn thì khoản nợ đó chồng bạn phải trả và phải chuộc chiếc xe Alizabeth về. Còn nếu khoản tiền đó dùng cho việc dáp ứng nhu cầu của gia đình thì cả hai vợ chồng phải liên đới trả khoản nợ và chuộc chiếc xe Alizabeth về.
Trong trường hợp chiếc xe của bạn chưa được chuộc về:
Điều 175 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản…”
Trong trường hợp xe cúp 50 có giá trị từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội xâm phạm sở hữuquy định chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc chiếc xe là phương tiện kiếm sống chính của bạn thì chồng bạn có thể bị truy cứu về tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Nếu hành vi chiếm đoạt tài sản không thuộc trường hợp trên thì chồng bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác”.
Như vậy, bạn nên làm đơn tố cáo hoặc tố giác hành vi vi phạm pháp luật đến cơ quan công an nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi phát hiện tội phạm hoặc nơi người có hành vi vi phạm cư trú để tố giác về hành vi lừa đảo này. Theo đó, bạn làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an Huyện hóc môn. Chồng bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi chiếm đoạt tài sản.
Khoản 1 Điều 322 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc như sau:
“1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.”
Nếu tiệm bắn cá đó thuộc trường hợp quy định ở trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc được quy định tại Khoản 1 Điều 322 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Nếu hành vi tổ chức đánh bạc không đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiệm bắn cá có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể, Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ – CP quy định về hành vi đánh bạc trái phép như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
a)Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
b)Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c)Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
d)Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a)Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
b)Che giấu việc đánh bạc trái phép.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
a)Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
b)Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;
c)Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
d)Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
……
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này...”
Như vậy, tiệm bắn cá có thể bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi tổ chức đánh bạc theo Khoản 4 Điều 26 Nghị định 163/2013/NĐ-CP. Theo đó, tiệm bắn cá sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Trường hợp xe của bạn đã được chuộc về:
Vì xe bạn được chồng bạn chuộc về nên chồng bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản. Do vậy, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an nơi có tiệm bán cá để tố giác hành vi tổ chức đánh bạc của tiệm bắn cá này.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;