Quyền thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #502900 23/09/2018

    hungtrucuyen

    Sơ sinh

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền thừa kế

    Xin chào luật sư. Em có vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn như sau:

    Ông bà nội em (đã mất) có để lại giấy tờ nhà thời chế đệ cũ (không có di chúc), bây giờ ba em ( là con trai trưởng) muốn làm sổ đỏ trong đó muốn các anh chị em (4 người) đều đứng tên đồng sở hữu có được không.

    Hiện tại nhà tự đang do người chú ở mà chú không muốn ký tên làm sổ đỏ thì phải làm sao

    Luật sư cho em hỏi thêm nếu người chú ở nhà tự 30 năm mà không có tranh chấp thì nhà tự đó có phải thuộc về người chú đó không ( hiện tại đã 28 năm)

     
    1489 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #503529   28/09/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với câu hỏi trên, Chúng tôi giải đáp như sau:

    Đất của ông bà nội bạn chưa có sổ đỏ nhưng nếu ông bà nội có đủ các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất thì nhà đất đó được coi là di sản thừa kế. Như vậy, khi ông bà nội bạn đã mất rồi thì bố và các anh, chị, em của bố bạn có thể thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường sau đó mới thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

    Tại Điều 651 BLDS 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

    Như vậy, mảnh đất được coi là di sản thừa kế, được chia đều cho đồng thừa kế theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015, và các đồng thừa kế này đều có thể đứng tên đồng sở hữu đối với di sản thừa kế khi các bên không thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

    Về thủ tục khai nhận di sản thừa kế như sau:

    Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

    + Văn bản thỏa thuận giữa các đồng thừa kế về tài sản của bố mẹ để lại

    + Thông báo khai nhận di sản thừa kế có xác nhận của UBND xã, phường về việc đã niêm yết việc khai nhận di sản thừa kế tại UBND xã, phường và không có tố cáo khiếu nại gì;

    + Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của người để lại di sản thừa kế;

    + Di chúc (trong trường hợp thừa kế theo di chúc);

    + Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khai nhận di sản thừa kế và người để lại di sản thừa kế (trong trường hợp người thừa kế theo pháp luật): Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn, Sổ hộ khẩu,..;

    + Giấy chứng tử của người chết.

    Sau khi khai nhận di sản thừa kế xong thì bố và các anh, chị em của bố bạn có thể làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

    Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo quy định của pháp luật gồm có:

    + Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (mẫu 04a/ĐK);

    + Những căn cứ chứng minh gia đình bạn sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường xác nhận đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch;

    + Hồ sơ kỹ thuật thửa đất;

    + Văn bản phân chia di sản thừa kế;

    + Thông báo niêm yết về việc khai nhận di sản thừa kế được niêm yết và xác nhận tại UBND xã, phường;

    + Giấy chứng tử của bố mẹ;

    + Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân của các con;

    + Các tờ khai: Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí trước bạ.

    Điều 623 BLDS 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

     “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.”

    Trong trường hợp người chú không muốn ký tên làm sổ đỏ thì bố bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia di sản thừa kế.Tuy nhiên bạn nên chú ý đến thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế, nếu hết thời hạn này thì nhà tự thuộc quyền sử dụng, sở hữu của chú bạn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.