Khi xảy ra tai nạn lao động, bạn cần xác định người lao động đó được bên công ty bạn hoặc nhà thầu nào tuyển dụng (người sử dụng lao động) sau đó cần khai báo cho bên người sử dụng lao động biết theo căn cứ tại Mục II.1 Thông tư Liên tịch số Số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN:
“1. Khai báo tai nạn lao động
1.1. Tất cả các vụ tai nạn lao động xảy ra, người bị tai nạn lao động hoặc người cùng làm việc (người lao động, người quản lý), người biết sự việc phải báo ngay cho người sử dụng lao động của cơ sở biết để kịp thời khai báo theo quy định của Thông tư này.
1.2. Khi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng thì cơ sở để xảy ra tai nạn lao động (trừ các cơ sở có các lĩnh vực nêu ở điểm 1.3 dưới đây) phải khai báo bằng cách nhanh nhất (điện thoại, fax, công điện...) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn lao động và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có). Tai nạn lao động xảy ra ở địa phương nào thì khai báo tại địa phương đó.
….
1.4. Nội dung khai báo theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Sau đó người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo bằng cách nhanh nhất đến Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn lao động và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có). Tai nạn lao động xảy ra ở địa phương nào thì khai báo tại địa phương đó.
Thẩm quyền điều tra được quy định cụ thể tại Mục II.2 tại thông tư này.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;