Điều 45 Luật Việc làm 2013 quy định:
"1.Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức."
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động liên tục hoặc không liên tục. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng ((hai năm tám tháng) sẽ tự động được bảo lưu cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo của bạn khi đủ điều kiện.
Đối với khoảng thời gian làm việc của bạn từ 1/5/2017 đến 1/5/2018 bạn nghỉ việc tại công ty cũ và có đi làm một số nơi nhưng không tham gia bảo hiểm tức là chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội của bạn cho bên bảo hiểm. Điều này có nghĩa là bạn chỉ dừng việc đóng bảo hiểm đúng một năm và quyền lợi bảo hiểm từ 1/5/2017 đến ngày 1/5/2018 (tròn 1 năm) của bạn không được tính mặc dù thời gian này bạn vẫn đi làm. Do đó, khoảng thời gian tháng 1/5/2017 đến tháng 1/5/2018 của bạn không được tính để cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;