Để lại di chúc định đoạt cả phần tài sản của người khác trong TS chung

Chủ đề   RSS   
  • #487455 19/03/2018

    nguyentaptoan

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/03/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Để lại di chúc định đoạt cả phần tài sản của người khác trong TS chung

    Chào luật sư, 

    Luật sư cho mình hỏi  về tình huống như:Ba

    - Nếu ba mất trước không để lại di chúc, mẹ chết sau viết di chúc để lại toàn bộ ngôi nhà và ( thực ra là tài sản chung của 2 vợ chồng) cho tôi, ngoài tôi ra còn có 2 chị gái, ông bà tôi đều đã mất đều không được đề cập trong di chúc. Vậy, di chúc này có bị tính là vô hiệu 1 phần hay vô hiệu toàn phần khi đã định đoạt trong di chúc cả phần tài sản không phải của mình trong tài sản chung, khi đó vẫn chia toàn bộ 1/2 giá trị ngôi nhà cho mình tôi hay cả phần giá trị di sản 1/2 căn nhà của mẹ tôi cũng bị tính vô hiệu và chuyển toàn bộ giá trị ngôi nhà sang thành chia thừa kế theo PL?

    - Ngoài ngôi nhà chung thì mẹ tôi hồi trước khi cưới ba tôi được ông bà ngoại cho số tiền 1 tỷ, không có giấy tờ gì liên quan đến việc tặng cho này và hiện nay mẹ tôi vẫn đang để ở ngân hàng. Vậy số tiền này sẽ được tính là tài sản riêng mẹ tôi di chúc hết cho tôi hay được tính là tài sản chung của 2 bố mẹ tôi ?


    Xin cảm ơn!

     
    5544 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #487757   23/03/2018

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    1/ Ngôi nhà là tài sản chung của vợ chồng (bố mẹ bạn) chưa chia nên không thể khẳng định ngay được là mẹ bạn có quyền quyết định bán 1/2 căn nhà, vì vậy không thể mặc định di chúc có hiệu lực 1 phần.

    2/ Số tiền ở ngân hàng, nếu không chứng minh được là tài sản riêng thì được coi là tài sản chung. Mẹ bạn đã chết, người thừa kế nào muốn thừa kế riêng phần tài sản này thì phải có nghiã vụ chứng minh.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com