Điều kiện tại ngoại đối với bị can, bị cáo không được pháp luật quy định cụ thể. Có thể dẫn chiếu sang điều khoản về các trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam tại khoản 4 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:
a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
b) Tiếp tục phạm tội;
c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia”.
Ngoài ra, trong quá trình xét xử, bị can, bị cáo để được tại ngoại, bị can bị cáo phải được "bảo lãnh" hoặc "đặt tiền để bảo đảm" khi đáp ứng các điều kiện cụ thể của pháp luật.
Bị can, bị cáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giam bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 122 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 khi đáp ứng các điều kiện sau: bị can, bị cáo phạm tội lần đầu; có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có khả năng về tài chính,…
Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, nếu như bị can được bảo lãnh, tại ngoại thì phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ. Còn trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.
Căn cứ quy định trên thì trong giai đoạn điều tra, gia đình bạn có thể làm đơn bảo lĩnh cho chị của bạn. Tuy nhiên việc cho chị của bạn được bảo lĩnh hay không tại giai đoạn điều tra do Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ phạm tội của chị bạn. Gia đình bạn có thể cử ra ít nhất hai người (đáp ứng các điều kiện nói trên) làm đơn xin bảo lãnh cho người nhà bạn tại ngoại, đơn này phải có xác nhận của UBND cấp xã - nơi người bảo lãnh cư trú, sau đó gửi đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để được xem xét giải quyết.
Tuy nhiên, chị của bạn lại đang mắc bệnh tâm thần thì có thể đề nghị yêu cầ ubiện pháp Bắt buộc chữa bệnh có mục đích đầu tiên là phòng ngừa khả năng gây thiệt hại cho trật tự, an toàn xã hội của người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác gây rối loạn hoạt động tâm thần. Bên cạnh đó, bắt buộc chữa bệnh còn mang nội dung nhân đạo cao cả, thay vì áp dụng hình phạt đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, tòa án cho họ được chữa bệnh tại cơ sở điều trị chuyên khoa. Trong trường hợp không cần thiết phải đưa vào cơ sở điều trị chuyên khoa thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 19006280 để được tư vấn cụ thể hơn.
Cập nhật bởi thanhtungrcc ngày 18/01/2018 09:49:46 CH
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;