Thừa kế di sản của bố và đã ký giấy uỷ quyền cho mẹ ghẻ

Chủ đề   RSS   
  • #482375 16/01/2018

    tatuanlam95

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thừa kế di sản của bố và đã ký giấy uỷ quyền cho mẹ ghẻ

    Em có vấn đề mong luật sư tư vấn cho em. Bố em trước khi mất không để lại di chúc, tài sản bao gồm 3 nhà, 1 xe ô tô ( 1 nhà hiện đang cho thuê ) bố em có 1 vợ chính thức và 4 người con gái và em là con trai nhưng là con riêng của bố em đều được công nhận là con chính thức và có tên trong sổ hộ khẩu. Theo em biết mẹ ghẻ em không được bên ngoại cho đất hay tài sản riêng và từ lúc lấy bố em đều chỉ ở nhà làm nội trợ không có đi làm công việc gì kiếm ra tiền còn con gái thì có 3 người đi lấy chồng, trong sổ hộ khẩu chỉ còn có mẹ ghẻ em, 1 con gái và em. Trước đó em có ký 1 số giấy tờ " uỷ quyền sử dụng đất " do bố em mới mất và không tìm hiểu nên em chỉ đọc qua và ký người công chứng có nói: " mẹ em không có quyền bán hay cho bất cứ ai " bây giờ em lập gia đình mẹ kế em nhất quyết không lo cho em. Em và gia đình mẹ ghẻ em không hoà thuận mẹ ghẻ em đã đổi sổ hộ khẩu từ bố em là chủ hộ sang mẹ ghẻ em làm chủ hộ. Em có 1 số câu hỏi sau mong luật sư giúp em. 1/ Vd: tài sản em đã chuyển hết sang cho mẹ ghẻ em nhưng em vẫn có tên trong sổ hộ khẩu thì khi em lập gia đình em có được chia phần không? Nếu không chia cho em thì em có được kiện không và tỉ lệ thắng kiện có cao không? 2/ Em lập gia đình vợ chồng em về nhà ở mẹ ghẻ em không chấp nhận và đòi đuổi vợ chồng em ra khỏi nhà như vậy có được không? ( từ trước tới nay em chưa có hỗn với gia đình mẹ ghẻ em và em không có mắc tật cờ bạc, rượu chè... ) Mong luật sư trả lời giúp em. Em xin cảm ơn!

    Di chuyển đến chuyên mục phù hợp
     
    5242 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #482597   18/01/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Dựa theo thông tin bạn cung cấp, bạn trình bày dữ kiện chưa cụ thể và  đặc biệt là “giấy ủy quyền sử dụng đất” có điều khoản về việc "Mẹ em không có quyền bán hay cho bất cứ ai”. Như vậy, mẹ bạn bị hạn chế một số quyền sử dụng đất như quyền chuyển nhượng, tặng cho đất. Như vậy, có thể mẹ bạn có thể sử dụng phần đất đó như là một người quản lý di sản và bạn có thể vẫn có quyền được hưởng một phần di sản đó. Để chắc chắn điều này, chúng tôi cần bạn cung cấp thêm các giấy tờ liên quan như: Giấy ủy quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm rõ và đưa ra cho bạn lời tư vấn chính xác nhất.

    Nếu trong trường hợp tài sản đã chuyển hết sang cho mẹ ghẻ bạn nhưng bạn vẫn có tên trong sổ hộ khẩu thì khi lập gia đình bạn sẽ không được chia phần và bạn cũng không có quyền gì trong khối tài sản chung này(vì đã được sang tên cho mẹ ghẻ). Việc bạn có tên trong hộ khẩu không liên quan gì đến tài sản mà chỉ là đăng khí thường trú theo hộ khẩu mà thôi

    Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 140. Thời hạn đại diện trong bộ luật dân sự 2015:

    “1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

    2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:

    a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

    b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

    3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    a) Theo thỏa thuận;

    b) Thời hạn ủy quyền đã hết;

    c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;\

    d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

    đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

    e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;

    g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

    4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

    b) Người được đại diện là cá nhân chết;

    c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

    d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.”

    Căn cứ vào các quy định về đại diện theo ủy quyền, Hợp đồng đại diện sẽ giúp xác định được phạm vi, thời hạn, chủ thể và các vấn đề liên quan cụ thể và chính xác nhất.

    Do nhà và đất là một phần di sản của bố bạn để lại, cho nên mẹ ghẻ bạn không có quyền đuổi vợ chồng bạn ra khỏi nhà. Hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của mẹ ghẻ bạn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại khoản 1 điều 57 nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Trong trường hợp bạn chưa phân biệt được hay cần thêm tư vấn, có thể gọi trực tiếp hoặc liên lạc với chúng tôi, cung cấp thêm thông tin để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn cụ thể và chính xác hơn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #482770   19/01/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1121 lần


    Chào bạn tatuanlam95,

    Theo qui định hiện nay thì việc chuyển quyền SDĐ phải được thực hiện bằng các hình thức chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế .. chứ Luật không qui định hình thức chuyển quyền SDĐ bằng "ủy quyền". Do đó, kết hợp với lời nói của Công chứng viên, rất có thể bạn chỉ ký tên ủy quyền cho "Mẹ ghẻ" đại diện đứng tên trên GCN đối với di sản của Bố để lại chứ không có Phòng, Văn phòng công chứng nào lại đi lập "Giấy ủy quyền sử dụng đất" trái pháp luật. Bạn cần tìm hiểu xem GCN hiện nay thể hiện như thế nào về thông tin người sử dụng đất để biết chính xác. Nếu "Mẹ ghẻ" chỉ đại diện đứng tên thì bạn vẫn là 1 trong các đồng sỡ hữu nhà đất là di sản của Bố để lại, trong trường hợp đó bạn có quyền yêu cầu chia tài sản chung và gần như chắc chắn là yêu cầu của bạn sẽ được Tòa án chấp nhận.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (21/01/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.