Trường hợp của bạn, chiếc xe máy mặc dù chưa được đăng ký sang tên nhưng đã được chuyển nhượng cho bạn thì vẫn được coi như tài sản của bạn. Ngoài ra bạn phải xem xét vào thời gian và tình hình thực tế, nếu bạn đã tìm mọi cách liên lạc với người kia để đòi lại xe, người bạn kia biết nhưng cố ý không trả thì bạn có thể kiện ra Tòa dân sự cấp huyện nơi bạn sinh sống để Tòa giải quyết hoặc báo cơ quan công an tại địa phương nơi bạn sinh sống khi có cơ sở xác định chú bạn có hành vi phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điều 139 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009:
“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.”
Nếu cần tư vấn thêm vui lòng gọi 1900 6280 để gặp luật sư để tìm hiểu thêm.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;