Trường hợp của ông tôi tư vấn như sau:
Theo thông tin ông cung cấp, ông là chức viện Giáo dục Nghề nghiệp( trước đây gọi là Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề) thuộc Tổng cục GDNN, Bộ LĐTBXH, hiện đã có quyết định nghỉ hưu từ 01/7/2017( theo chế độ giảm biên Nđ 108) Từ 01/9/2008, ông được nâng lương lần cuối từ bậc 8 lên bậc 9(hs 4,98). Từ đó đến khi xin về hưu không được hưởng phụ cấp vượt khung, trong thời gian công tác ông đều hoàn thành nhiệm vụ, không vi phạm kỷ luật lao động.
Căn cứ tại điểm 2 Mục III Thông tư Số 04/2005/TT-BNV Hướng dẫn chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ công chức, viên chức thì:“Phụ cấp thâm niên vượt khung được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, đáng lẽ trong thời gian công tác ông phải được hưởng phụ cấp này vì phụ cấp thâm niên vượt khung được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, nhưng ông không được lĩnh hoặc không đề nghị cơ quan ông chi trả hoặc cơ quan ông không tính cho ông. Đây là một thiếu sót lớn của cả hai bên.
Căn cứ điểm 1 và 2 Mục 4 Thông tư Số 04/2005/TT-BNV quy định: “Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức (cấp cơ sở) có trách nhiệm trao đổi với cấp ủy và Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp thực hiện:
1.1. Quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định theo phân cấp hiện hành mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả ương của cơ quan, đơn vị.:……………..
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị cơ sở có trách nhiệm:
Kiểm tra kết quả thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung ở các cơ quan, đơn vị cơ sở thuộc phạm vi quản lý; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc ở cơ quan, đơn vị cơ sở và tổng hợp báo cáo Bộ, ngành Trung ương (nếu thuộc Trung ương quản lý), ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu thuộc địa phương quản lý) kết quả thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung ở tất cả các cơ quan, đơn vị cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Hiện tại ông đã nghỉ hưu nên không thể lĩnh được khoản phụ cấp này nên ông có thể đề nghị cơ quan cũ của mình truy lĩnh. Theo đó, ông có thể đề nghị bằng văn bản tới Thủ trưởng cơ quan đơn vị trực tiếp quản lý mình trước đây để giảitruy lĩnh khoản phụ cấp ở trên, nếu cơ quan không giải quyết hoặc giải quyết không thoả đáng ông có quyền khiếu nại tới thủ trưởng cơ quan cũ và có thể khiếu nại như trong đơn ông đã trình gửi chúng tôi, hoặc ông có thể khởi kiện việc này tại Toà án nhân có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi cho mình. Trên đây là nội dung trả lời của tôi cho vấn đề ông đang vướng mắc. Nếu có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;