Bị đối tượng dùng hung khí tấn công tôi chống trả bằng ná thun gây thương tích có tội không?

Chủ đề   RSS   
  • #470480 11/10/2017

    kebantrang

    Sơ sinh

    Bến Tre, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Bị đối tượng dùng hung khí tấn công tôi chống trả bằng ná thun gây thương tích có tội không?

    Xin hỏi : Ông S cắt dây điện sinh hoạt của gia đình. Tôi cùng 3 người ban ra khắc phục, nhưng bị ông S cùng con trai dùng rựa và mũi chỉa chặn đường và dùng nhiều gạch đá tấn công. Do trong người co mang sẳn ná thung nên tôi và em trai bắn về phía ông S làm ong S bị thương (đứt chân móng mắt cực dưới ) như vậy bi tội như thế nào? Xin cảm ơn!
     
    5338 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #470492   11/10/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 104 Bộ luật Hình sự có quy địn Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    Theo quy định của pháp luật, về cơ bản, thì hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị khởi tố hình sự theo khoản 1 điều 104 BLHS nếu mức độ thương tích từ 11% đến 30%. Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi gây thương tích mà có một trong các các điều kiện được quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 điều 104 BLHS thì dù mức độ thương tích dưới 11% vẫn có thể bị khởi tố hình sự.

    Trong trường hợp của bạn và em bạn đã dùng ná thun bắn về phía ông S để gây thương tích cho nạn nhân. Theo quy định của pháp luật thì noá thun có thể được coi là “hung khí nguy hiểm”, cụ thể: Mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định:

    2.2. "Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

    a. Về công cụ, dụng cụ

    Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...

    b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra

    Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ...

    c. Về vật có sẵn trong tự nhiên

    Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...

    Mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định:

    3. Về một số tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 104 của BLHS

    3.1. Tình tiết "dùng hung khí nguy hiểm" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS

    "Dùng hung khí nguy hiểm" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

    Căn cứ theo các quy định của pháp luật, trong trường hợp bạn và em trai bạn dùng ná thun bắn ông S để gây thương tích cho nạn nhân thì dù thương tích dưới 11%, nhưng nếu người bị hại có đơn yêu cầu thì Cơ quan công an có đủ căn cứ để khởi tố và xử lý hình sự đối với bạn và em trai bạn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    kebantrang (13/10/2017)
  • #470771   13/10/2017

    kebantrang
    kebantrang

    Sơ sinh

    Bến Tre, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Có thể xem là phòng vệ chính đáng không?

    Nhưng lúc đó ông S dùng rựa và mũi chỉa chặn đường và tấn công chúng tôi, vậy cũng bị xem là có hàng động côn đồ và dùng hung lhí nguy hiểm. Vậy hành động chống trả bằng ná thung là tương sứng, kịp thời đúng lúc ,ngăn chặn ... xin hỏi LS có thể xem đây là tội phòng vệ chinh đáng không?
     
    Báo quản trị |  
  • #470775   13/10/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn phải hiểu rằng Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ. Việc chống trả và dùng ná thun bắn nại nạn nhân là ông S có thể coi là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Nếu bạn chỉ có hành vi khống chế để nạn nhân không thể tiếp tục thực hiện hành vi xâm phạm sức khỏe của bạn và em bạn thì đây là hành vi phòng vệ chính đáng và bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm. Nhưng bạn đã có hành vi dùng ná thun bắn trả không tương xứng thì hành vi này hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc để làm sáng tỏ vấn đề của mình thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hon nhé.

    Cập nhật bởi thanhtungrcc ngày 13/10/2017 08:48:27 CH

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;