Theo quy định tại khoản 1 điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có quy định:
“Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.”
Căn cứ vào khoản 1 điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về Điều kiện hưởng lương hưu có quy định:
“Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.”
Căn cứ vào Điều 21 Luật này thì nghĩa vụ của Người sử dụng lao độngđược quy định:
“1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản…”
Như vậy bạn có thể hiểu thời gian đóng bảo hiểm liên quan đến lợi ích thiết thân của người lao động. Hành vi ghi thiếu thời gian đóng bảo hiểm trên sổ bảo hiểm xã hội của công ty bạn nếu không có sự cải chính và sửa chữa kịp thời có thể gây ảnh hưởng, tổn thất tới lợi ích chính đáng của bạn.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn hỏi chưa nói rõ việc chốt bảo hiểm được 2 năm 9 tháng là thời điểm chốt đóng từ thời gian nào đến thời gian nào nên chúng tôi cũng không thể khẳng định được việc ghi số thời gian trên là đúng hay là sai. Bạn phải đối chiếu Sổ Bảo hiểm xã hội của mình về mức thời gian từ thời điểm nào đến thời điểm nào tham gia đóng bảo hiểm xã hội được chốt ghi trên sổ là đúng hay sai thì phải phải đối chiếu.
Trường hợp, nếu mức thời gian tham gia BHXH đúng thì không vấn đề gì, còn trong trường hợp sai thì bạn phải đề nghị công ty (người sử dụng lao đông) phải thực hiện đúng quy định, nếu công ty không thực hiện đúng bạn có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan quản lý lao động tại địa phương hoặc khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;