Thừa kế tài sản của cha mẹ khi không có di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #451610 13/04/2017

    Quynhnhule2610

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thừa kế tài sản của cha mẹ khi không có di chúc

    Chào luật sư!

    Trường hợp em nhờ luật sư tư vấn như sau:

    Nhà ông bà nội có tất cả 7 người con. Năm 2011 ông bà đều mất và có để lại tài sản là 1,2 ha đất (bao gồm nhà thờ và 1 mảnh vườn). Ông bà trước khi mất không có để lại di chúc

    Từ trước đến nay thì người con trai út ở chung với ông bà, quản lý hết phần tài sản 1,2ha đất trên. Đến năm 2015 thì người con trai út này mất (Người con trai này có vợ và 2 con). Đến nay (năm 2017), ba tôi cùng các bác và các cô muốn thực hiện thừa kế tài sản do ông bà để lại theo quy định của pháp luật. 

    Câu hỏi:

    1- Tôi được biết là phần tài sản của ông bà để lại sẽ được chia đều cho 7 người con. Vậy phần tài sản đáng lẽ ra người con trai út được hưởng thì trong trường hợp đã mất rồi thì ai sẽ được thừa hưởng (Trường hợp này có áp dụng Thừa kế thế vị được không ạ?)

    2- Trường hợp ba tôi và các bác muốn chia tách phần đất trên thành 2 phần: 1 phần đất hương quả và 1 phần còn lại thì chia đều cho tất cả các con. Mong muốn này được các con ruột trong nhà tự thỏa thuận và đồng ý NHƯNG chỉ có thím út và 2 con (chú út đã mất) là không đồng ý.Trong trường hợp này em muốn hỏi là Thím út và 2 con có quyền phản đối việc chia đất hương quả này không? Thím muốn con mình đứng tên trong phần đất hương quả này thì mới chịu ký tên.

    Rất mong nhận được sự tư vấn của quý luật sư!

    Xin chân thành cảm ơn!

     
    11875 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #451668   13/04/2017

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    - Người con út chết sau nên không phải là thừa kế thế vị. Phần của người này thì vợ, con hưởng thừa kế.

     - Họ có quyền không đồng ý với ý kiến người khác vì đó là quyền tự định đoạt của họ.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #452596   26/04/2017

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Chào bạn, chúng tôi xin tư vấn trường hợp của bạn như sau:

    1. Trong trường hợp ông bà mất không để lại di chúc, phần di sản để lại sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế. Phần tài sản mà con trai út đáng lẽ được hưởng, tuy nhiên người này đã mất rồi (mất sau thời điểm ông bà mất) không thuộc trường hợp thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật. Nên phần di sản này sẽ được chia cho vợ và hai người con.

    2. Di sản để lại chưa được phân chia nên họ có quyền không đồng ý đối với thỏa thuận đó.

    Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ những thắc mắc gì. Xin chân thành cảm ơn!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #455528   01/06/2017

    dadang
    dadang
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2009
    Tổng số bài viết (370)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 198 lần


    Chào bạn!

    1.   Trường hợp của bạn vì ông bà không có di chúc để lại nên di sản được chia theo pháp luật.

    Di sản của ông bà được chia theo pháp luật thì 7 người con sẽ được hưởng di sản theo hàng thừa kế thứ nhất quy định Điều 651 BLDS. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Thời điểm ông bà bạn chết, con trai út vẫn còn sống cho nên người đó vẫn được hưởng di sản thừa kế. Hiện tại khi chia thừa kế, người con trai út đã chết nên phần di sản mà người con trai út được hưởng sẽ chia theo hàng thừa kế thứ nhất của người con trai út – vợ và hai con. Như vậy trong trường hợp này không áp dụng thừa kế thế vị.

    2.   Vì không có di chúc nên phần di sản phải chia theo pháp luật – là chia cho 7 người thừa kế như đã nói ở trên chứ không thể chia như bạn đã nói. Nếu gia đình bạn muốn có phần đất hương quả thì những người muốn có đất hương quả có thể tự thỏa thuận trích phần đất của mình được hưởng ra làm đất hương quả. Trong văn bản thỏa thuận thì mọi người có thể thống nhất chỉ định người quản lý phần đất hương quả.

    Luật sư Đinh Xuân Hồng

    Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng

    Mail: xuanhonglaw@gmail.com - hong.dinh@luatsurieng.net

    Website: www.luatsurieng.net - www.luatsurieng.com.vn

    Diễn đàn: www.tranhluanphapluat.com

    Phone: 0907 71 93 81

    Skype: xuanhonglaw

    "Luật sư riêng, Luật sư, Tư vấn pháp luật, Luật sư cho người nghèo, luat su, luatsu, Công ty luật, Văn phòng luật, Văn phòng luật sư, luatsurieng, lawyer, lawfirm, luat su rieng"

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com