Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
Về chế độ thai sản theo quy định của pháp luật bảo hiểm và trong thời gian mà bạn nghỉ chế độ thai sản vợ bạn sẽ được hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc – khoản 2 điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2012 nếu bạn đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp vợ bạn được hưởng chế độ thai sản do Bảo hiểm xã hội chi trả chứ không khải do doanh nghiệp trả.
Trường hợp vợ bạn đã nghỉ hết thời gian thai sản mà tự ý nghỉ việc thì phải thực hiện đúng theo các quy định về trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu bạn nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn mà không báo trước tức là bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật. Theo đó, trách nhiệm của vợ bạn sẽ theo điều 43 Bộ luật lao động 2012, cụ thể là:
“ 1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”
Việc vợ bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng là việc của vợ bạn chứ không liên quan đến công việc bạn đang làm, hai người tuy là vợ chồng nhưng tư cách cá nhân là độc lập và là hai người có quan hệ pháp luật lao động khác nhau. Hơn nữa, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của vợ bạn đúng sai chưa biết nhưng hành vi công ty viết giấy xuống bộ phận nơi bạn làm việc để truy thu tiền bảo hiểm của vợ bạn trừ vào tiền lương của bạn là hoàn toàn trái pháp luật.
Theo Điều 191 Bộ Luật lao động quy định về Quyền của cán bộ công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động:"Gặp người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động". Do đó, người lao động có thể nhờ cán bộ Công đoàn cơ sở gặp người có thẩm quyền ở công ty để thương lượng về vấn đề của bạn nêu trên.
Trường hợp bạn và những người lao động không đồng ý yêu cầu trừ lương của công ty thì có thể làm đơn yêu cần tới Phòng Lao động - thương binh và xã hội để hòa giải. Nếu vẫn không giải quyết được vấn đề thì bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi mà công ty có trụ sở.
Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi theo số ĐT:0913586658 để được tư vấn cụ thể hơn.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;