TRỢ CẤP THÔI VIỆC KHI CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT

Chủ đề   RSS   
  • #445834 03/02/2017

    TRỢ CẤP THÔI VIỆC KHI CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT

    TRỢ CẤP THÔI VIỆC KHI CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT

    Kinh nhờ luật sư tư vấn:

    Công ty tôi trước đây SXKD nhiều ngành nghề: Dệt kiếm, Dệt kim, Nhuộm, May áo thun XK, nay Công ty chuyển đổi cơ cấu SX đã xoá sổ ngành Dệt kiếm, Dệt kim, Nhuộm, May áo thun XK và thành lập Xưởng may hàng gia dụng (tủ vải phủ PU chống cháy). Do chuyển đổi cơ cấu SX nên một số CN lành nghề phải học việc lại từ đầu. CN đang rất dao động.

    Có 02 vấn đè xin được tư vấn:

    1/ Nếu những CN nầy không thích hợp với công việc mới buộc phải thôi việc thì Cty có phải trợ cấp thôi việc hay không? Mức trợ cấp thôi việc là bao nhiêu? Nếu làm đơn xin thôi việc có được trợ cấp không? (Hợp đồng không xác định thời hạn mới ký từ 01/05/2016).

    2/ Nếu ở lại làm việc có bị hạ mức lương đóng BHXH hay không? Vì có thông tin nói rằng khi sang làm công việc mới sẽ bị đóng theo mức lương tối thiểu vùng (vùng I) x 5% năng nhọc độc hại x 7% công việc qua đào tạo = 3.933.000đ/ tháng. Đa phần số CN này đang làm việc tại Cty đã có hợp đồng lao động với mức lương từ 4.830.000đ đên 5.072.000đ, có người là 5.495.000đ.

    Rất mong được Luật sư tư vấn.

     
    4063 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #445845   03/02/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động quy định tại Điều 46 Luật lao động 2012 như sau:
    + Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
    + Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;
    + Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
    + Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
    Trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Như vậy, việc công ty phải thanh lý Hợp đồng lao động cũ và giải quyết các chế độ trợ cấp cho người lao động, sau đó Công ty mới ký Hợp đồng lao động với người lao động tiếp tục làm việc là không bắt buộc theo như quy định của pháp luật: các chỉ kí kết Hợp đồng lao động mới khi 2 bên thỏa thuận với nhau.
    Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
    Công ty được cho 01 số người lao động nghỉ việc chỉ được áp dụng trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc .
    Người lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm theo quy định Điều 49 Luật lao động.
    - Điều kiện được hưởng: đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm .
    - Mức hưởng trợ cấp: mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
    - Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.
    2. Căn cứ Điều 31 Bộ luật lao động 2012 quy định Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:
    “1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
    2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
    3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”
    Như vậy, việc công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định thì người lao động sẽ được trả mức lương tương ứng với vị trí công việc mới, trường hợp tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
    Ls. Vũ Văn Toàn
    Mobile: 0978 994 377
     

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.