Phân chia quyền thừa kế với mẹ kế

Chủ đề   RSS   
  • #440277 01/11/2016

    jimmyhoang2006

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân chia quyền thừa kế với mẹ kế

    Kính chào luật sư! Xin tư vấn cho tôi về trường hợp hưởng và phân chia thừa kế của gia đình tôi.

    Gia đình tôi có bố tôi, mẹ kế, 2 anh em tôi (con vợ cũ) và 2 em gái (con vợ sau của bố). Căn nhà hiện nay gia đình đang cho thuê và sinh hoạt thì sổ đỏ chỉ có tên duy nhất của bố tôi, hộ khẩu gia đình ở căn nhà đó cũng chỉ có tên bố mẹ tôi và 2 em gái cùng cha khác mẹ của tôi (anh trai tôi và tôi đã nhập khẩu với ông bà nội ở nhà của ông bà cũng gần đó).

    Căn nhà mà sổ đỏ đứng tên bố tôi là ngày xưa bố con tôi được trường nơi bố tôi công tác phân cho (trong giấy tờ phân nhà đất cấp từ những năm 85 thì có ghi rõ là phân cho 3 khẩu gồm bố tôi, anh trai tôi và tôi). Năm 2011 thì bố tôi làm lại sổ đỏ cho căn nhà và sổ đỏ chỉ có tên bố tôi (trong quá trình làm sổ đỏ thì phường đã thu lại giấy phân nhà từ ngày xưa rồi ạ.). Bố tôi đi nước ngoài từ năm 89 (đến 2009 thì về nước hẳn). Bố mẹ tôi li hôn từ năm 92. Bố tôi cưới vợ mới năm 93 và năm 97 thì xây căn nhà đó thành 4 tầng. 

     Năm 2015, bố tôi mất. Mẹ kế đòi bán căn nhà đó để sang nước ngoài ở cùng em gái lớn của tôi (em kế sau tôi, con của bố tôi và mẹ kế hiện đang du học ở nước ngoài). Bà nội tôi không đồng ý vì cho rằng đó là nhà của 3 bố con tôi, mẹ kế không có quyền định đoạt hay bán căn nhà đó. Vì theo bà, căn nhà đó do cả 3 bố con tôi ngày xưa có tên trong giấy phân chia đất của trường cấp cho, giờ muốn bán nhà thì phải chia ra làm 3 phần bằng nhau của 3 bố con tôi. Phần của bố tôi, do bố tôi đã mất nên sẽ chia thành 6 theo luật thừa kế ( Gồm có mẹ - tức là bà nội tôi, vợ, 4 anh em chúng tôi). Nhưng mẹ kế tôi không chịu vì theo như mẹ tôi nói, căn nhà trước đó là nhà cấp 4, mẹ kế lấy bố từ năm 93 mà năm 97 căn nhà đó mới đc xây dựng nên công sức và tiền là do bố tôi và mẹ kế mà ra. Hơn nữa, hiện tại giấy phân nhà từ ngày xưa cho 3 bố con tôi thì phường đã thu, ko có chứng cứ là đất được chia cho 3 bố con tôi. Mẹ kế tôi chỉ biết là hiện tại sổ đỏ là tên bố tôi, mà bố tôi mất thì mẹ kế có quyền định đoạt tài sản do chồng để lại. Hơn nữa hộ khẩu của căn nhà đó cũng không có tên anh em tôi mặc dù chúng tôi là con đẻ nhưng không có tên trong hộ khẩu thì cũng không có quyền quyết định việc mua bán căn nhà đó. Còn sau khi mẹ kế tôi bán nhà, sẽ chia ít tiền cho anh em chúng tôi coi như của bố mẹ cho các con thôi.

    Vậy, luật sư cho tôi hỏi:

    1- Phân chia thừa kế của căn nhà đó như thế nào thì đúng? Chia như bà nội tôi nói (chữ in nghiêng đậm) hay chia như mẹ kế tôi nói (chữ in nghiêng).

    2- Nếu chúng tôi chứng minh được mảnh đất đó ngày xưa được phân cho 3 bố con tôi thì quyền hạn của anh em tôi trong việc bán nhà như thế nào? Thừa kế được chia như thế nào?

    3- Anh em tôi ko có tên trong hộ khẩu của căn nhà đó thì có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của chúng tôi trong quá trình bán nhà và phân chia thừa kế căn nhà đó ko?

    Rất mong nhận được sự tư vấn từ phía luật sư. Tôi xin cảm ơn!

     
    7782 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #442672   25/11/2016

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

    1. Bố bạn có một mảnh đất được nhà nước đã cấp GCNQSD đất (chỉ có 1 mình tên bố bạn và ông mất từ năm 2015)  mảnh đất là của bố bạn phân cho 3 khẩu gồm bố bạn, anh trai bạn và bạn. Bố bạn cưới vợ mới năm 93 và năm 97 thì xây căn nhà đó thành 4 tầng. Việc phân chia dù sao cũng chỉ đúng một phần nào đó.

    2. Căn cứ Khoản 1 Điều 33 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

    Theo đó, nguồn gốc Quyền sử dụng đất mà bố bạn, anh trai bạn và bạn có được là tài sản riêng. Khi ông mất thì tài sản này chưa chia và bà là người đứng tên quản lý và sử dụng.  Tài sản chung của bố bạn, mẹ kế bạn là ngôi nhà bốn tầng. Khi đó, 1/3 mảnh đất sẽ được coi là di sản thừa kế do bố bạn để lại, còn ngôi nhà bốn tầng sẽ được chia thành1/2 là di sản của bố bạn và ½ là của mẹ kế. Vì bố bạn khi chết không để lại di chúc nên di sản được chia theo pháp luật, những người người kế theo pháp luật được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS được quy định theo thứ tự sau đây: “ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”. Di sản của bố bạn để lại ở trên là đúng theo thông tin bạn cung cấp thì mới thực hiện chia 1/3 đất và 1/2 nhà là của bố bạn, đây là trường hợp bạn chứng minh được những thông tin ở trên là đúng. Còn nếu trong trường hợp thông tin không chính xác hoặc không chứng minh được thì sự việc chia di sản thừa kế như bạn đã nêu trong câu hỏi.

    Do đây là thừa kế theo pháp luật nên việc chia thừa kế của những người còn lại trong gia đình bạn được thực hiện bằng việc họp mặt những người thừa kế và thỏa thuận về việc chia thừa kế theo quy định. Như vậy, ở đây  những người thừa kế có thể thỏa thuận bằng văn bản ủy quyền  để cho một người trong số những người thừa kế đứng ra phân chia di sản thừa kế . Văn bản này phải có chữ ký những người thừa kế. Và để cho văn bản có tính pháp lý, có tính ràng buộc cao thì nên được công chứng hoặc chứng thực.

    3. Theo quy định tại Điều 3 và Điều 11 Luật Cư trú năm 2006Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú năm 2013 thì công dân có quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ đăng ký (hộ khẩu) thường trú hoặc tạm trú tại một địa điểm nhất định để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc quản lý nhà nước về cư trú. Như vậy, trong luật này cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào thể hiện công dân đăng ký hộ khẩu ở địa chỉ nào thì được sở hữu nhà đất ở địa chỉ đó. Việc công dân đăng ký hộ khẩu là nhằm mục đích xác định nơi cư trú của công dân chứ không phải là căn cứ xác định quyền sở hữu tài sản tại địa điểm đăng ký hộ khẩu của công dân. Do đó,  Anh em bạn không có tên trong hộ khẩu của căn nhà đó thì có không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của mình trong quá trình bán nhà và phân chia thừa kế căn nhà đó.

    Vụ việc của bạn còn rất nhiều tình tiết phức tạp, tôi chỉ tạm tư vấn như vậy. Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện thoại cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;