Mình xin đóng góp một vài ý kiến theo câu hỏi của bạn Phapluathangngay và luatsungothethem như sau:
Theo quy định, Người đại diện chỉ được thực hiện các hành vi pháp lý trong khuôn khổ phạm vi, thẩm quyền đã được xác lập trong hành vi ủy quyền (bằng văn bản là giấy ủy quyền). Công việc ủy quyền, phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền là ba yếu tố cơ bản tạo nên việc ủy quyền.
Thứ nhất, Bạn cần xác định rõ loại hình doanh nghiệp của công ty A (Tư nhân, Cổ phần, Hợp danh, hay TNHH – theo luật DN), khi đó bạn có thể xác định được đại diện theo pháo luật của Công ty A là TGĐ/GĐ hay CTHĐQT/CTHĐTV, điều này cũng được thể hiện thông qua điều lệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty A.
Như thế bạn có thể xác định được người có đủ tư cách và thẩm quyền ký kết với Công ty bạn.
Bạn tham khảo Luật doanh nghiệp 2015 nhé!
Thứ hai, Khi xác định rõ thẩm quyền ký kết hợp hợp đồng/phụ lục họp đồng (đại diện theo pháp luật) thì nếu có ai khác đề nghị và tham gia ký kết thì bạn yêu cầu bên đối tác cung cấp giấy ủy quyền hợp lệ (của người được đại diện– người đại diện theo pháp luật cho người được đaị diện) với 3 nội dung cơ bản của “giấy ủy quyền" là: Công việc ủy quyền, phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền. (tham khảo điều 139 -148 BLDS 2004).
Theo quan điểm của mình, không đồng quan điểm với luatsungothethem là “…việc ủy quyền đó có thể là bằng nội quy, quy chế, hay bằng văn bản, giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền....”.
Không thể thay thể việc ủy quyền đó bằng nội quy, quy chế, hay bằng văn bản. Bởi lẽ, nội quy, quy chế, hay bằng văn bản là việc nội bộ của Công ty A, và nó không thể hiện được các nội dung cần thiết của ủy quyền như Công việc ủy quyền, phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền (đã quy định ở BLDS). Mặt khác, nội quy, quy chế chỉ phục vụ cho nội bộ công ty A chứ không phải là đối tượng bắt buộc của Công ty bạn.
Như vậy, để đảm bản quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty bạn và tránh những bất lợi khi xảy ra tranh chấp bạn nên yêu cầu đối tác cung cấp “giấy ủy quyền” hợp lệ.
Chúc bạn thành công!