Sắp xếp nhân sự trong DNQĐ

Chủ đề   RSS   
  • #432674 04/08/2016

    nguyenthehieu_tvpl

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Bình
    Tham gia:30/07/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Sắp xếp nhân sự trong DNQĐ

    Kính chào Luật Sư!

                Tôi là một quân nhân (Thượng úy sỹ quan) hiện đang công tác trong một đơn vị kinh tế thuộc – Binh Đoàn - Bộ Quốc Phòng. Đơn vị Tôi là doanh nghiệp quân đội làm nhiệm vụ kinh tế quốc phòng, những năm gần đây Công ty làm ăn thua lỗ nên đã có sự thay đổi về hình thức sản xuất, kinh doanh. Đến tháng 6.2016 này đơn vị Tôi chuyển đổi tên từ Công ty TNHH MTV sang Công ty Cổ phần do Bộ quốc Phòng làm chủ sở hữu (Vốn chiếm >65%). Do đó trong Công  ty có sự xáo trộn về mặt nhân sự. Có người ở lại, có người phải thuyên chuyển công tác sang đơn vị khác cũng thuộc Binh Đoàn. Mặc dù vẫn phải nộp cổ phần theo quy định của Công ty.

                Hiện tại Công ty Tôi đang sắp xếp lại nhân sự và Tôi không được nằm trong những người bố trí lại, do lúc đầu Tôi công tác tại phòng KH-CN và đảm nhiệm chức danh trợ lý phòng, nhưng đến khi thành lập Công ty cổ phần thì không còn phòng này nữa mà sáp nhập vào Phòng Kế hoạch - Kinh Doanh, và cũng không có chức danh trợ lý phòng nữa, do đó hiện tại Tôi không được bố trí vào một vị trí nào cho phù hợp cả. Công ty của Tôi có thông báo cho Tôi được nghỉ 3 tháng để tự liên hệ ở các đơn vị khác để chuyển công tác.

                Vậy cho Tôi hỏi Công ty của Tôi làm như vậy có đúng hay không? Nếu đúng thì xin cho Tôi biết có văn bản nào của chính phủ, hoặc Bộ Quốc Phòng quy định như vậy? Trong 3 tháng nghỉ để tự liên hệ công việc đó Tôi có được trả lương hay không? Nếu sau 3 tháng mà Tôi vẫn không liên hệ được với đơn vị nào khác cả thì Tôi sẽ như thế nào. Công ty cũng có nói với Tôi là nếu sau 3 tháng không liên hệ được với đơn vị nào cả thì về công ty cũ viết đơn xin được bố trí vào bất kỳ một việc gì mà công ty phân công.( ví dụ như lao động phổ thông chẳng hạn… Nhưng với điều kiện Công ty có thể sắp xếp được). Hoặc đề nghị lên Binh Đoàn cho ra quân. Nếu như vậy thì Công ty của Tôi làm có đúng không? Cũng xin nói thêm. Nếu Tôi muốn xin ra quân thì Tôi sẽ được hưởng chế độ như thế nào? Xin nói rõ cho Tôi được biết do Tôi trước đây học đại học ở ngoài dân sự, nhưng năm 2006 Tôi xin vào Đơn vị hiện tại của Tôi bây giờ, làm công nhân hợp đồng được 5 năm. Đến năm 2010 thì Tôi được Công ty cho đi học lớp Sỹ quan dự bị 4 tháng và sau 2 năm dự bị, Tôi được thăng quân hàm và chuyển thành Sỹ quan tại ngũ.

                Năm 2015 vừa rồi, Tôi được thăng quân hàm thượng úy. Nếu bây giờ Tôi xin ra quân thì Tôi được nhận được bao nhiêu tiền sau từng đó năm công tác trong Quân đội. Và nếu Tôi xin chuyển qua một Đơn vị hành chính sự nghiệp bên ngoài (ví dụ như Sở xây dựng chẳng hạn)  thì có được không? Xin Luật sư cho Tôi biết rõ Tôi cần làm những thủ tục gì, chế độ bảo hiểm xã hội của Tôi như thế nào cho phù hợp.

    Cuối cùng Tôi xin chân thành cảm ơn!

     
    4132 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #432814   06/08/2016

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Chào bạn, về tình huống của bạn, bạn có thể tham khảo thêm một số quy định của Bộ luật Lao động:

    Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

    1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

    2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

    3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

    Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

    2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

    5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

    6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

    7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

    9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

    10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

    a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

    c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #433017   09/08/2016

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào bạn.

    Hầu hết nội dung bạn hỏi thuộc lĩnh vực của ngạch quân đội và chế độ BHXH quân đội riêng nên ngoài dân sự ít ai biết và tôi cũng thế.

    Tôi chỉ có thể trao đổi với bạn một câu hỏi của bạn là: "Và nếu Tôi xin chuyển qua một Đơn vị hành chính sự nghiệp bên ngoài (ví dụ như Sở xây dựng chẳng hạn)  thì có được không?"

    Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy tham khảo Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005, Mục III, Khoản 6. Theo đó thì bạn hoàn toàn có thể chuyển từ quân đội sang đơn vị sự nghiệp được.

    Thủ tục thì bạn phải có Giấy giới thiệu để đi liên hệ xin chuyển công tác, văn bản tiếp nhận của đơn vị mới để đơn vị cũ ra quyết định thuyên chuyển.

    Về chế độ BHXH thì theo hiểu biết của tôi và quy định tại thông tư, thì bạn được bảo lưu thời gian làm việc trong quân đội để nối với thời gian làm việc mới (đơn vị cũ chốt sổ BHXH trả cho bạn đem nộp đơn vị mới). Còn chế độ phục viên thì (có lẽ) là không được vì bạn chuyển ngành, được xếp sang ngang hệ số lương. Nhưng bạn cứ hỏi cụ thể đơn vị xem sao.

    Đôi điều trao đổi để bạn tham khảo.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com