tranh chấp lối đi

Chủ đề   RSS   
  • #429098 26/06/2016

    tranh chấp lối đi

    Tôi có mua một thửa đất diện tích 797,6m vuông , trên quyền sử dụng đất của tôi không có đường đi nhưng đất của tôi có 2 hô gia đình đi nhờ đất của tôi vậy tôi có thể không cho họ đi được không , và nếu cho họ đi thì bao nhiêu đất là đúng pháp luật ? Và 2 hô đó giáp ranh đất tôi , toi nhờ họ cắm ranh đất họ không chịu cắm ranh đất, vậy tôi làm thế nào cho đúng pháp luật ? nếu như họ làm ruộng trước đó có đi một ống nước nhờ qua đất tôi để họ làm ruộng vậy giờ tôi khong cho họ đi nữa được không ?
     
    4471 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #429169   27/06/2016

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Đất của bạn thì quyền quyết định thuộc về bạn. Về việc sử dụng bất động sản liền kề, trong Bộ luật dân sự có quy định như sau:

    Điều 173. Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản 

    1. Người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thoả thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật.

    2. Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản bao gồm:

    a) Quyền sử dụng đất;

    b) Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề;

    c) Các quyền khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

    3. Việc chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu tài sản cho người khác không phải là căn cứ để chấm dứt các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản đó quy định tại khoản 2 Điều này .

    4. Các quyền đối với tài sản của người không phải là chủ sở hữu được bảo vệ theo quy định tại Điều 261 của Bộ luật này.

    5. Các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản phải đăng ký bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo thoả thuận và các quyền khác theo quy định của pháp luật. 

    Như vậy, 2 gia đình kia có quyền có lối đi và/hoặc đặt ống nước trên cơ sở thỏa thuận với bên bạn. Trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ là cơ quan thẩm quyền giải quyết cuối cùng, kể cả nội dung về vấn đề "bao nhiêu đất" là đủ cho lối đi.

     

    Trân trọng!

     

     

     

     

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #430618   13/07/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    chào bạn.

    công ty Luật LTD Kingdom xin được tư vấn cho bạn như sau:

    Theo BLDS 2005 thì quyền cơ bản của người không phải chủ sở hữu đối với tài sản đó là quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề. Cụ thể:

    - căn cứ Điều 275 BLDS 2005 quy định về quyền lối đi qua bất động sản liền kề

    "1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

    3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù".

    - căn cứ Điều 277 quy định về quyền cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề

    Trong trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy. Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại

    như vậy, về nguyên tắc, 2 gia đình hàng xóm của bạn được quyền có lối đi chung và đặt ống nước đi qua nhà bạn trên cơ sở thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com