Xin luật sư tư vấn về giành lại quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #424294 11/05/2016

    nguyenlong2378

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin luật sư tư vấn về giành lại quyền nuôi con

    Kính chào luật sư Tôi và vợ cũ đã ly hôn đc gần 3năm.có 1con trai hiện tại gần 4tuổi.chúng tôi thuận tình ly hôn giải quyết nhanh.thỏa thuận để mẹ cháu nuôi con. Tuy nhiên về sau và cho đến bây gìơ tôi thăm con gặp rất nhiều khó khăn,mẹ cháu thì nhờ bà ngoại trông nuôi giúp,nói xấu về tôi vs cháu khiến hiện nay tôi thăm cháu không được vui vẻ và không đưa được cháu đi chơi như trước.hiện tại mẹ cháu đã có gia đình và có con hơn 1tuổi,tôi thì chưa có gia đình mới,thỉnh thoảng bà ngoại lại đưa cháu về quê để tôi ít có dịp tiếp xúc cháu.cách đây mấy ngày tôi đã phải nhờ công an phường nơi cô ấy mới sang cư trú để can thiệp đựơc gặp con và mẹ cháu tự tuyên bố 1 tuần chỉ gặp con 1lần và gặp con ở chỗ làm cô ấy.tôi đã nhiều lần nói chuyện nhẹ nhàng hợp tác với cô ấy để tốt cho con nhưng ko ổn.Xin luật sư cho tôi hỏi tôi muốn dành quyền nuôi con thời điểm này có đựơc không,tôi làm kinh doanh tự do,nhà cửa cố định,nhân thân tốt.hàng tháng vẫn chu cấp cho con. và tôi có thể nộp đơn ở tòa án quận nơi có công ty cô ấy làm việc hoặc quận mà con tôi có tên trong hộ khẩu được không(vì nơi cư trú mới cô ấy chưa làm tạm trú và tòa án quận khá xa ).tôi ở hà nội.Câu chuyện của tôi hơi dài,rất mong luật sư thông cảm và tư vấn giúp tôi.Tôi xin chân thành cảm ơn!
     
    6016 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #424406   12/05/2016

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần


    Theo quy định thì Tòa án nơi cư trú của bị đơn sẽ giải quyết, do vậy anh nộp nơi khác thì tòa án sẽ ko nhận hồ sơ.

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_ThaiHung vì bài viết hữu ích
    nguyenlong2378 (22/05/2016)
  • #425053   19/05/2016

    luathuythanh
    luathuythanh
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2014
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 3619
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 171 lần


    Chào anh.

    quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, thăm gặp của bố, mẹ đối với con là quyền bất khả xâm phạm, quyền này luôn được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

    Việc ngăn cản thăm gặp con của những người khác là vi phạm quyền trẻ em, vi phạm pháp luật.

    Việc người trực tiếp nuôi dưỡng con không hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc, giao con cho người khác nuôi mà chưa có sự đồng ý của bố cũng là vi phạm pháp luật.

    Bởi vậy, trong trường hợp này anh có quyền khởi kiện tới Toà án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu toà chấp nhận cho phép thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết là Toà án nới bị đơn cư trú hiện tại. Nếu không xác định được nơi cư trú thì Toà án nơi bị đơn làm việc có thẩm quyền.

    Nếu cần tham vấn thêm hoặc hỗ trợ pháp lý về việc này, anh có thể liên hệ với chúng tôi để cùng trao đổi.

    Anh tham khảo thêm các bài viết pháp lý liên quan của chúng tôi tại Website của Luật Huy Thành.

    Cảm ơn anh.

    Luật sư Nguyễn Văn Thành - Công ty Luật Huy Thành - http://luathuythanh.vn/

    Hotline miễn phí 24/7: 1900 6179

    Tầng 3, Tòa nhà 243 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

    Email: luat.huythanh@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luathuythanh vì bài viết hữu ích
    nguyenlong2378 (22/05/2016)
  • #425552   26/05/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    nguyenlong2378 viết:
    Kính chào luật sư Tôi và vợ cũ đã ly hôn đc gần 3năm.có 1con trai hiện tại gần 4tuổi.chúng tôi thuận tình ly hôn giải quyết nhanh.thỏa thuận để mẹ cháu nuôi con. Tuy nhiên về sau và cho đến bây gìơ tôi thăm con gặp rất nhiều khó khăn,mẹ cháu thì nhờ bà ngoại trông nuôi giúp,nói xấu về tôi vs cháu khiến hiện nay tôi thăm cháu không được vui vẻ và không đưa được cháu đi chơi như trước.hiện tại mẹ cháu đã có gia đình và có con hơn 1tuổi,tôi thì chưa có gia đình mới,thỉnh thoảng bà ngoại lại đưa cháu về quê để tôi ít có dịp tiếp xúc cháu.cách đây mấy ngày tôi đã phải nhờ công an phường nơi cô ấy mới sang cư trú để can thiệp đựơc gặp con và mẹ cháu tự tuyên bố 1 tuần chỉ gặp con 1lần và gặp con ở chỗ làm cô ấy.tôi đã nhiều lần nói chuyện nhẹ nhàng hợp tác với cô ấy để tốt cho con nhưng ko ổn.Xin luật sư cho tôi hỏi tôi muốn dành quyền nuôi con thời điểm này có đựơc không,tôi làm kinh doanh tự do,nhà cửa cố định,nhân thân tốt.hàng tháng vẫn chu cấp cho con. và tôi có thể nộp đơn ở tòa án quận nơi có công ty cô ấy làm việc hoặc quận mà con tôi có tên trong hộ khẩu được không(vì nơi cư trú mới cô ấy chưa làm tạm trú và tòa án quận khá xa ).tôi ở hà nội.Câu chuyện của tôi hơi dài,rất mong luật sư thông cảm và tư vấn giúp tôi.Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Chào bạn, vấn đề của bạn phòng tư vấn pháp luật công ty LTD Kingdom tư vấn cho bạn như sau:

    Theo luật hôn nhân và gia đình 2014:

    "Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."

    Như vậy, việc vợ bạn ngăn cấm bạn không cho gặp con là vi phạm pháp luật. Bạn hoàn toàn có thể làm đơn lên cơ quan có thẩm quyền để can thiệp vào vấn đề này, khiên vợ bạn không thể ngăn cấm bạn và con bạn gặp nhau nữa.

    Trong trường hợp bạn muốn khởi kiện dành quyền nuôi con, vìn con bạn đã 4 tuổi, quyền ưu tiên giành quyền nuôi con của vợ bạn dã hết nên bạn hoàn toàn có thể khởi kiện nếu bạn chứng minh được một trong các căn cứ sau đây:

    "Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

    4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

    5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

    a) Người thân thích;

    b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

    c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

    d) Hội liên hiệp phụ nữ."

    Bạn nộp đơn tại nơi mà tào án đã ra quyết định thuận tình ly hôn cho vợ chồng bạn nhé!

    Nếu bạn còn thắc mắc và cần tư vấn thêm, b có thể liên hệ 0473058789-01639025347.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Văn Thành - Công ty Luật Huy Thành - http://luathuythanh.vn/

Hotline miễn phí 24/7: 1900 6179

Tầng 3, Tòa nhà 243 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Email: luat.huythanh@gmail.com