Xác nhận của Ngân hàng cho phép cho thuê đất đang cầm cố tại Ngân hàng

Chủ đề   RSS   
  • #421821 18/04/2016

    Xác nhận của Ngân hàng cho phép cho thuê đất đang cầm cố tại Ngân hàng

    Xin chào các quý luật sư!

    Em có 1 mảnh đất và đã cầm cố tại Ngân hàng để vay tiền làm nhà theo gói hỗ trợ 30.000 tỷ của Chính phủ. Hiện nay có 1 Công ty muốn thuê lại mặt bằng tầng 1 để kinh doanh. Vậy quý luật sư cho em hỏi em có được phép cho Công ty thuê không (Vì có trường hợp giống em ra xin giấy xác nhận của Ngân hàng thì Ngân hàng trả lời là vay gói hỗ trợ của CP để làm nhà ở thì không được phép cho thuê). Kính mong quý luật sư tư vấn giúp em.

    Xin trân trọng cảm ơn!

     
    26693 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thienqbhg vì bài viết hữu ích
    fatothai (29/08/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #424344   11/05/2016

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Luật sư Dương Văn Mai, Công ty luật Bách Dương tư vấn cho bạn như sau:

    Đây là quan hệ pháp luật về thế chấp và nhận thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng và thế chấp tài sản nói chung. Các quy định về thế chấp, nhận thế chấp, quyền và nghĩa vụ của các bên quy định tại Điều 342, 349, 350, 351... Bộ luật Dân sự năm 2005. Nội dung chi tiết của các điều luật bạn tham khảo phần dưới của bài viết.

    Theo các quy định này cụ thể là Khoản 5, Điều 349 Bộ luật Dân sự thì Bên thế chấp "Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết".

    Trong trường hợp này của bạn thì phía ngân hàng - bên nhận thế chấp đã đồng ý cho bạn được cho người khác thuê một phần mặt bằng - thuộc quyền sử dụng đã được thế chấp. Do vậy bạn được phép cho người khác thuê bạn nhé.

    Chúc bạn mạnh khỏe và thành công! Dưới đây là nội dung chi tiết của một số điều luật liên quan tới sự việc của bạn, mời bạn tham khảo.

    Điều 342. Thế chấp tài sản

    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

    Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

    2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

    3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Điều 349. Quyền của bên thế chấp tài sản

    Bên thế chấp tài sản có các quyền sau đây:

    1. Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận;

    2. Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;

    3. Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

    Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.

    4. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.

    5. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết;

    6. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

    Điều 350. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản

    Bên nhận thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Trong trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp;

    2. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xoá đăng ký trong các trường hợp quy định tại các điều 355, 356 và 357 của Bộ luật này.

    Điều 351. Quyền của bên nhận thế chấp tài sản

    Bên nhận thế chấp tài sản có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 349 của Bộ luật này phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó;

    2. Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp;

    3. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp;

    4. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng;

    5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

    6. Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai;

    7. Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 355 hoặc khoản 3 Điều 324 của Bộ luật này và được ưu tiên thanh toán.

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LuatSuDuongVanMai vì bài viết hữu ích
    thienqbhg (12/05/2016)
  • #424555   13/05/2016

    pcbay
    pcbay

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2015
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    LuatSuDuongVanMai viết:

    Luật sư Dương Văn Mai, Công ty luật Bách Dương tư vấn cho bạn như sau:

    Đây là quan hệ pháp luật về thế chấp và nhận thế chấp quyền sử dụng đất nói riêng và thế chấp tài sản nói chung. Các quy định về thế chấp, nhận thế chấp, quyền và nghĩa vụ của các bên quy định tại Điều 342, 349, 350, 351... Bộ luật Dân sự năm 2005. Nội dung chi tiết của các điều luật bạn tham khảo phần dưới của bài viết.

    Theo các quy định này cụ thể là Khoản 5, Điều 349 Bộ luật Dân sự thì Bên thế chấp "Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết".

    Trong trường hợp này của bạn thì phía ngân hàng - bên nhận thế chấp đã đồng ý cho bạn được cho người khác thuê một phần mặt bằng - thuộc quyền sử dụng đã được thế chấp. Do vậy bạn được phép cho người khác thuê bạn nhé.

    Chúc bạn mạnh khỏe và thành công! Dưới đây là nội dung chi tiết của một số điều luật liên quan tới sự việc của bạn, mời bạn tham khảo.

    Điều 342. Thế chấp tài sản

    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

    Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

    2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

    3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Điều 349. Quyền của bên thế chấp tài sản

    Bên thế chấp tài sản có các quyền sau đây:

    1. Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận;

    2. Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;

    3. Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

    Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán.

    4. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.

    5. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết;

    6. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

    Điều 350. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản

    Bên nhận thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Trong trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp;

    2. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xoá đăng ký trong các trường hợp quy định tại các điều 355, 356 và 357 của Bộ luật này.

    Điều 351. Quyền của bên nhận thế chấp tài sản

    Bên nhận thế chấp tài sản có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 349 của Bộ luật này phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó;

    2. Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp;

    3. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp;

    4. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng;

    5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

    6. Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai;

    7. Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 355 hoặc khoản 3 Điều 324 của Bộ luật này và được ưu tiên thanh toán.


    Chào Luật sư. Theo ý hiểu của tôi, câu hỏi của bạn này chưa đề cập đến việc Ngân hàng đồng ý hay chưa. Chỉ mới có trường hợp giống như vậy nhưng Ngân hàng nói là không được phép.

    Công ty Luật TNHH Labor Law

    Địa chỉ: Tầng 7, số 8 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội - SĐT: 0943474844 - Email: phamnam.lw@gmail.com

    - Tham gia tố tụng.

    - Đại diện ngoài tố tụng.

    - Tư vấn pháp lý:

    + Tư vấn, hỗ trợ pháp lý trong thương lượng, soạn thảo, ký kết HĐLĐ, thỏa ước LĐ tập thể, nội quy LĐ, quy chế quản lý LĐ.

    + Tư vấn đào tạo kỹ năng quản trị nhân sự.

    + Tư vấn, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tranh chấp LĐ.

    - Cung cấp dịch vụ pháp lý khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #425117   19/05/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Chào bạn, trường hợp của bạn phòng tư vấn pháp luật công ty LTD Kingdom xin tư vấn cho bạn như sau:

    Khi bạn đã giao kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo cho nghĩa vụ của mình tại ngân hàng thì bạn phải thực hiện những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận của các bên. Ðiều 348 Bộ luật dân sự quy định nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản như sau:
    "Điều 348. Nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản
    Bên thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
    1.Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp;
    2. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
    3. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp;
    4. Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 349 của Bộ luật này"

    Đồng thời, tại Điều 351, BLDS quy định về quyền của bên nhận thế chấp như sau:

    “Điều 351. Quyền của bên nhận thế chấp tài sản

    Bên nhận thế chấp tài sản có các quyền sau đây:

    1. Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 349 của Bộ luật này phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó;

    2. Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp;

    3. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp;

    4. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng;

    5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

    6. Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai;

    7. Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 355 hoặc khoản 3 Điều 324 của Bộ luật này và được ưu tiên thanh toán.”

    Như vậy, vì quyền sử dụng đất đang thế chấp nên việc thực hiện quyền của chủ sử dụng đất bị hạn chế. Nếu bạn muốn cho người khác thuê một phần mặt bằng - thuộc quyền sử dụng đã được thế chấp thì phải được sự đồng ý từ phía ngân hàng nhận thế chấp.

    Hiện nay, không có quy định nào của pháp luật quy định là vay gói hỗ trợ của CP để làm nhà ở thì không được phép cho thuê, có thể đây là quy chế hoạt động riêng của từng ngân hàng. Do vậy tốt nhất bạn nên liên hệ trực tiếp với bên ngân hàng nhận thế chấp để được giải đáp cụ thể bạn nhé!

    Để được tư vấn miễn phí bạn vui lòng liên hệ Ms.Trang: 0473058789 - 01682742583

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatvichanly vì bài viết hữu ích
    thienqbhg (20/05/2016)
  • #425201   20/05/2016

    pcbay
    pcbay

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2015
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Ltdkingdom viết:

     

    Như vậy, vì quyền sử dụng đất đang thế chấp nên việc thực hiện quyền của chủ sử dụng đất bị hạn chế. Nếu bạn muốn cho người khác thuê một phần mặt bằng - thuộc quyền sử dụng đã được thế chấp thì phải được sự đồng ý từ phía ngân hàng nhận thế chấp.

     

    Chào bạn Ltdkingdom! 

    Tôi đồng ý với bạn rằng trong trường hợp này quyền sử dụng tài sản bị hạn chế, tuy nhiên nếu nói là "phải đươc sự đồng ý từ phía ngân hàng nhận thế chấp" thì chưa chính xác. Bởi lẽ, tại khoản 5 điều 349 Bộ luật Dân sự quy định như sau:

     Điều 349. Quyền của bên thế chấp tài sản

    Bên thế chấp tài sản có các quyền sau đây:

    ...

    5. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết;

    Như vậy luật chỉ quy định về việc thông báo chứ không không quy định là phải được sự chấp thuận của phía nhận thế chấp trong trường hợp này.

    Trên đây là quan điểm của tôi về phần tư vấn trên của bạn.

    Thân!  

     

    Công ty Luật TNHH Labor Law

    Địa chỉ: Tầng 7, số 8 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội - SĐT: 0943474844 - Email: phamnam.lw@gmail.com

    - Tham gia tố tụng.

    - Đại diện ngoài tố tụng.

    - Tư vấn pháp lý:

    + Tư vấn, hỗ trợ pháp lý trong thương lượng, soạn thảo, ký kết HĐLĐ, thỏa ước LĐ tập thể, nội quy LĐ, quy chế quản lý LĐ.

    + Tư vấn đào tạo kỹ năng quản trị nhân sự.

    + Tư vấn, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tranh chấp LĐ.

    - Cung cấp dịch vụ pháp lý khác.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư. DƯƠNG VĂN MAI - Email: Lsduongmai@gmail.com

CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG, ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - http://www.luatbachduong.vn

Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Tổng đài tư vấn: 19006281