bảo lãnh người thân phạm tội đánh bạc

Chủ đề   RSS   
  • #411849 31/12/2015

    bảo lãnh người thân phạm tội đánh bạc

    Tôi là người trực tiếp quản lí lao động. Nhóm công nhân của tôi gồm 12 người tham gia đánh bạc bị bắt ngày 28/12/2015 với tổng số tiền là 9 triệu đồng. Họ từ nhiều tỉnh khác nhau đến Kỳ Anh - Hà Tĩnh làm việc. Tôi muốn bảo lãnh cho họ có được không? Mức tiền bảo lãnh 1 người là bao nhiêu? Nhờ luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn!  

     
    12903 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #411983   02/01/2016

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Bạn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 2014 để thực hiện, kiểm soát viên bắt buộc phải có đủ điều kiện tại Điều 164, nếu không đủ điều kiện sẽ miễn nhiệm theo quy định tại Điều 169, thẩm quyền thuộc Đại hội đồng cổ đông Điều 135.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    phambau1979 (02/01/2016)
  • #418437   14/03/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    phambau1979 viết:

    Tôi là người trực tiếp quản lí lao động. Nhóm công nhân của tôi gồm 12 người tham gia đánh bạc bị bắt ngày 28/12/2015 với tổng số tiền là 9 triệu đồng. Họ từ nhiều tỉnh khác nhau đến Kỳ Anh - Hà Tĩnh làm việc. Tôi muốn bảo lãnh cho họ có được không? Mức tiền bảo lãnh 1 người là bao nhiêu? Nhờ luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn!  

    Chào bạn, phòng tư vấn pháp luật công ty TNHH LTD Kingdom xin được tư vấn cho bạn như sau:

    Bạn không thể bảo lãnh cho nhóm công nhân đó. Vì theo khoản 2, điều 92, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì:

    2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

    Nhưng công ty bạn là tổ chức có thể bảo lãnh cho 12 người đó thì trước hết những người đó phải thỏa mãn những điều kiện sau theo điều 3, thông tư 17/2013 :

    1. Cơ quan tiến hành tố tụng quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Bị can, bị cáo phạm tội lần đầu; có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    b) Bị can, bị cáo có khả năng về tài chính để đặt bảo đảm theo quy định. Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần mà không có hoặc không đủ tiền để đặt bảo đảm thì xem xét đến khả năng tài chính của người đại diện hợp pháp của họ;

    c) Có căn cứ xác định, sau khi được tại ngoại, bị can, bị cáo sẽ có mặt theo

    giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng và không tiêu huỷ, che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử;

    d) Việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự;

    đ) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Không áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Bị can, bị cáo phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;  

    b) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

    c) Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; phạm tội rất nghiêm trọng thuộc loại tội phạm về ma túy, tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản;

    d) Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã;

    đ) Bị can, bị cáo là người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

    e) Bị can, bị cáo là người nghiện ma tuý;

    g) Bị can, bị cáo là người tổ chức trong trường hợp phạm tội có tổ chức;

    h) Hành vi phạm tội gây dư luận xấu trong nhân dân.

    Mức bảo lãnh sẽ tuân theo điều 5, thông tư 17/2013:

    Điều 5. Mức tiền được đặt để bảo đảm

     1. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân bị can, bị cáo và khả năng tài chính của bị can, bị cáo hoặc của người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần (sau đây viết tắt là người đại diện hợp pháp), Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:

    a) Hai mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

    b) Tám mươi triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;  

    c) Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

    2. Đối với các trường hợp sau đây thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này:

    a) Bị can, bị cáo thuộc hộ nghèo hoặc có điều kiện kinh tế khó khăn;

    b) Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của Bà mẹ Việt Nam anh hùng, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;

    c) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần.

    Nếu bạn có rắc rối về pháp lý cần tư vấn, xin hãy gọi cho Mr. Đạt: 0988265333.

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com