1. Kết luận giám định như vậy có nghĩa là không có cơ sở để giám định hai mẫu chữ ký.
2. Mẫu chữ ký được cung cấp để so sánh (giám định) phải đúng là của người được xác định đã ký tại mẫu cần giám định (ví dụ phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ ký, phải được các bên thừa nhận...), đồng thời mẫu chữ ký được cung cấp để so sánh cũng phải được ký gần với thời điểm ký tại mẫu cần giám định. Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn thì vợ người mượn phải cung cấp được mẫu chữ ký của chồng gần với thời điểm ký vào giấy mượn thì cơ quan giám định mới đủ cơ sở để thực hiện việc giám định.
3. Bạn là người đòi nhà nên chính bạn phải xuất trình được chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Theo thông tin bạn cung cấp thì giấy mượn nhà có xác nhận của chính quyền ấp nên bạn cũng có thể xin xác nhận của người đã xác nhận vào giấy (nếu họ còn sống).
4. Đối với việc đòi nhà cho ở nhờ (cho mượn, cho thuê...) thì ngoài việc cung cấp chứng cứ chứng minh có việc cho mượn, cho ở nhờ (bằng văn bản hoặc bằng miệng), bạn còn phải chứng minh được bạn là chủ sở hữu hợp pháp đối với nhà, đất cho mượn. Người đang ở nhà, đất đó nếu không chứng minh được việc ở tại nhà, đất đó là có căn cứ thì sẽ được xác định là ở nhờ và phải trả lại chủ sở hữu nhà, đất đó.
Phần lớn các vụ việc liên quan đến đòi nhà cho ở nhờ đều rất phức tạp, một phần vì giao dịch đã diễn ra từ lâu, một phần vì đường lối giải quyết đối với những vụ việc này còn chưa nhất quán.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến việc đòi nhà cho ở nhờ, bạn có thể liên hệ với tôi theo sđt 096 9920 558, tôi sẵn sàng tư vấn chuyên sâu cho bạn, đặc biệt là về đường lối giải quyết của Tòa án hiện nay.
Chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc.
Thân ái.
Tư vấn chuyên sâu về nhà, đất:
096 9920 558
http://luatsunhadat.com.vn/