Đất đai - Nhà cửa

Chủ đề   RSS   
  • #393921 27/07/2015

    sunghiepcm

    Chồi

    Cà Mau, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2014
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 1120
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Đất đai - Nhà cửa

    Xin chào luật sư! Tôi có trường hợp này nhờ luật sư tư vấn giúp .Tôi định mua miếng đất (ngang 20m+ dài 100m) nhưng bây giờ những hộ lân cận không đồng ý xác định ranh để tôi cắm mốc.mặc dù phần đất tôi được UBND thành phố Cà mau cấp GCNQSDĐ.Trong trường hợp này tôi phải làm sao?Vì tôi cần bán phần đất này mà người mua yêu cầu cắm mốc!

    cám ơn luật sư

     
    3441 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #394501   30/07/2015

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    Theo Điều 188, Luật Đất đai 2013, đất đang có tranh chấp được coi là không đủ điều kiện để chuyển nhượng. Đối với trường hợp của bạn, mặc dù đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng trong quá trình cắm mốc để xác định ranh giới đã phát sinh tranh chấp, do đó bạn phải tiến hành giải quyết tranh chấp theo các bước nêu dưới đây.

    1. Hòa giải tranh chấp đất đai

    Theo quy định tại Điều 202, Luật Đất đai 2013 và Điều 88, Nghị định 43/2014/NĐ – CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013, trình tự hòa giải tranh chấp đất đai được tiến hành như sau:

    - Nộp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai lên UBND xã. Việc hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận đơn.

    - Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

    +) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

    +) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.;

    +) Tổ chức cuộc họp hòa giải. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

    - Tại thời điểm này, nếu lập biên bản hòa giải thành thì tranh chấp đất đai chấm dứt và bạn có thể tiếp tục thực hiện các quyền theo quy định.

    Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo hướng dẫn tại điểm 2 dưới đây.

    2. Giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan có thẩm quyền

    Điều 203, Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân. Như vậy, nếu như hòa giải không thành bạn có thể gửi đơn yêu cầu lên Tòa án Nhân dân để được giải quyết.

    Trong qúa trình giải quyết tranh chấp bạn phải cung cấp được các căn cứ chứng minh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ đo đạc thửa đất...).

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe và thành công.

    Trân trọng./.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net