Quyền hưởng thừa kế khi không có di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #374425 16/03/2015

    ChauSt

    Sơ sinh

    Sóc Trăng, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền hưởng thừa kế khi không có di chúc

    em lập gia đình năm 2011 đến nay có 2 cháu 1 trai 1 gái và đã ly hôn hộ khẩu em bị gia đình cắt ra năm 2007 cho đến nay cha em vừa mất năm 2013 giờ mẹ em đuổi em ra khỏi nhà và không cho em được quyền thừa kế tài sản ba em để lại gia đình em có chị gái và em chị em có 4 người con về phần em có hộ khẩu nhưng không biết nhà cũa mình ở đâu nếu em có nhà cữa thì em có được hưỡng thừa kế di sản cũa ba em để lại không vì hiện giờ mẹ em toàn quyền quyết định nên bà đuổi em ra khỏi nhà vì em không có tên trong hộ khẩu cũa bà mong dân luật và các anh chị giúp em .

     
    7875 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #374684   17/03/2015

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!

    Với thông tin bạn nêu Luật sư Dương Văn Mai, Công ty luật Bách Dương, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn giúp bạn như sau:

    Trước hết để biết được bạn còn có quyền lợi liên quan hay không thì cần xem xét việc cha bạn có để lập di chúc để định đoạt tài sản thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản hay không? Nếu trường hợp có lập di chúc hợp pháp thì các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ không được hưởng di sản và ngược lại nếu cha bạn qua đời mà không để lại di chúc thì bạn vẫn còn quyền được hưởng di sản với kỷ phần hưởng bằng các đồng thừa kế khác. Đây là quy định  tại điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005.

    Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Đó là những nội dung tư vấn của Luật sư cho trường hợp của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi về diễn đàn để được các luật sư cùng tư vấn hoặc nghe tư vấn trực tiếp từ Luật sư tại Công ty chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006281 nhánh số 3.

    Chúc bạn mạnh khỏe và sớm giải quyết được sự việc.

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LuatSuDuongVanMai vì bài viết hữu ích
    ChauSt (18/03/2015)
  • #374751   17/03/2015

    PhamTuanHoanh
    PhamTuanHoanh

    Male
    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Anh cả tôi có 2 vợ, vợ cả được 1 con trai và 1 con gái thì hai vợ chồng ly dị, vợ hai có 3 con trai. Con trai vợ cả cháu bị chết cách đây 16 năm có 1 đứa con trai là cháu trưởng của cả dòng ho. Anh tôi ở đất do cha ông để lại  Năm nay anh tôi chết không để lại di chúc phân chia đất cho vợ hai và các con, cháu. Các con vợ cả muốn xin được  thửa kế theo luật  để ở và thờ cúng tổ tiên trên phần đất cha ông để lại mà anh tôi đứng tên trong giấy quyền sử dụng đất 

     Xin hoi luật sư như vậy có được không, và nếu ddwwocj thì phải tiến hành làm như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #374949   19/03/2015

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào ông!

    Với thông tin ông cung cấp Luật sư Dương Văn Mai, Công ty Luật Bách Dương, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn giúp ông như sau:

    Việc anh trai ông chết mà không để lại di chúc thì toàn bộ tài sản thuộc quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của anh trai ông sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, theo quy định tại Điều 675 Bộ luật Dân sự năm 2005:

    "Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc;

    b) Di chúc không hợp pháp;

    c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

    d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

    2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

    a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

    b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

    c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế."

    Trường hợp chia thừa kế theo pháp luật thì cần phải xác định được những người thừa kế và hàng thừa kế, theo thông tin ông cung cấp thì những người thừa kế của anh trai ông sẽ gồm: vợ hai, các con đẻ của lần kết hôn trước, các con đẻ của lần kết hôn thứ hai của anh trai ông. Điều 676 Bộ luật Dân sự quy định về người thừa kế theo pháp luật:

    "Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    Trong trường hợp này do một cháu trai của ông đã chết nên sẽ phát sinh thêm quan hệ thừa kế thế vị đối với cháu nội của anh trai ông, theo quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự thì cháu nội của anh trai ông sẽ là người được hưởng di sản thừa kế của anh trai ông dưới hình thức là người thừa kế thế vị.

    "Điều 677. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."

    Về nguyên tắc các người thừa kế có thể thỏa thuận việc ai là người quản lý, sử dụng di sản thừa kế và tỷ lệ mỗi người được hưởng trong khối di sản. Nên nếu tất cả những  người thừa kế của anh trai ông đều đồng ý với phương án như ông nêu thì phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế sau đó để một người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Trường hợp không thể thỏa thuận được về việc phân chia di sản thừa kế thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh trai ông có quyền khởi kiện một vụ án dân sự để yêu cầu tòa án thực hiện việc phân chia di sản thừa kế.

    Trên đây là một số nội dung tư vấn của luật sư để ông và gia đình cùng tham khảo, nếu còn vướng mắc hoặc cần giúp đỡ ông có thể tiếp tục gửi câu hỏi về diễn đàn để được các luật sư cùng tư vấn hoặc nghe tư vấn trực tiếp từ luật sư tại Công ty Bách Dương qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006281 nhánh số 3.

    Chúc ông mạnh khỏe và đại gia đình sẽ sớm giải quyết được sự việc.

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
  • #374883   18/03/2015

    tritranlaw
    tritranlaw

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/02/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Việc chứng minh mối quan hệ nhân thân thể hiện qua sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn có ghi cha - con, vì vậy việc tách hộ khẩu không ảnh hưởng gì đến quyền thừa kế của bạn đối với các tài sản mà ba bạn để lại. Bạn cũng cần phải biết tài sản của ba bạn để lại là những gì, vì dụ như nhà đất, ruộng, xe cộ.... thể hiện qua việc đứng tên trên giấy chứng nhận, từ đó mới có thể yêu cầu tòa án chia những tài sản này. 

    Việc mẹ bạn căn cứ vào việc đã tách hộ khẩu mà đuổi bạn ra khỏi nhà là không đúng vì vậy bạn có thể làm đơn gửi nhờ UBND xã, phường can thiệp để nhờ họ bảo vệ quyền lợi được ở trong căn nhà ba bạn để lại.

     

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư. DƯƠNG VĂN MAI - Email: Lsduongmai@gmail.com

CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG, ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - http://www.luatbachduong.vn

Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Tổng đài tư vấn: 19006281