Thay đổi đăng ký kinh doanh do thành viên trốn góp vốn

Chủ đề   RSS   
  • #373696 12/03/2015

    Thay đổi đăng ký kinh doanh do thành viên trốn góp vốn

    Kính gửi: ban TV Luật

    Hiện tôi đang gặp phải trường hợp sau

    Khi thành lập công ty, các thành viên đều ghi tỷ lệ góp vốn, nhưng sau đó thành viên công ty không góp vốn và trốn tránh trách nhiệm góp vốn, đồng thời không chịu ký vào biên bản rút khỏi hội đồng thành viên công ty. các thành viên còn lại muốn thay đổi lại cơ cấu vốn góp.

    Vậy kính mong ban TV luật tư vấn cách xử lý trường hợp thành viên chây ỳ như trên cho phù hợp pháp luật.

    Trân trọng cảm ơn

     
    7031 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #373912   12/03/2015

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Chào bạn,

    Đối với các thành viên không góp vốn như đã cam kết vào Công ty TNHH thì bạn thực hiện như sau: 

    Thông báo bằng văn bản cho các thành viên đó 01 lần cuối cùng yêu cầu góp vốn đã cam kết vào một ngày xác định. Nếu đến ngày đó các thành viên đó không đến góp vốn thì các thành viên còn lại tổ chức cuộc họp và lập biên bản về việc không góp vốn của các thành viên đó.

    Sau đó Công ty thực hiện thủ tục thay đổi thành viên Công ty theo quy địnhh tại khoản 4 Điều 42 Nghị định 43/2010/NĐ-CP:

    "Trường hợp đăng ký thay đổi thành viên do có thành viên không thực hiện cam kết góp vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Doanh nghiệp, công ty gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Nội dung Thông báo gồm:

    a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp và mã số thuế);

    b) Tên, địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức hoặc họ, tên, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định này, quốc tịch, phần vốn góp của thành viên không thực hiện cam kết góp vốn và của người nhận góp bù;

    c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

    Kèm theo Thông báo phải có: quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên về việc thay đổi thành viên do không thực hiện cam kết góp vốn, danh sách các thành viên còn lại của công ty. Quyết định, biên bản họp của Hội đồng thành viên phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

    Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi thành viên cho công ty."

    Khoản 1 Điều 21 Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT về việc thay đổi thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên do có thành viên không thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần vốn đã cam kết góp thực hiện như sau:

    "1. Sau thời hạn cam kết góp vốn lần cuối, thành viên chưa góp vốn vào công ty đương nhiên không còn là thành viên của công ty và không có quyền chuyển nhượng quyền góp vốn đó cho người khác theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP"

    Khoản 4, 5 Điều 18 Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định:

    ""4. Sau thời hạn cam kết góp lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp vốn đã cam kết góp, thành viên chưa góp vốn vào công ty theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và không có quyền chuyển nhượng quyền góp vốn đó cho người khác; số vốn chưa góp được xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều này.

    5. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn lần cuối, số vốn chưa góp đủ được xử lý theo thứ tự ưu tiên như sau:

    a) Các thành viên còn lại nhận góp một phần hoặc toàn bộ số vốn chưa góp theo tỷ lệ số vốn đã góp vào công ty;

    b) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;

    c) Huy động thêm người khác góp đủ số vốn chưa góp. "

     
    Báo quản trị |  
  • #374011   13/03/2015

    Chào Luật sư,

    Hiện tại công ty tôi là Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn Việt Nam. Tôi muốn liên doanh với một nhà đầu tư nước ngoài (Hàn Quốc). Vậy tôi cần tham khảo những văn bản nào để biết được cách thức, cũng như hồ sơ để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?

    Best Regards

     
    Báo quản trị |  
  • #377368   03/04/2015

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần


    Bạn có thể tham khảo luật doanh nghiệp và luật đầu tư cũng như các nghị định, thông tư hướng dẫn 2 luật đó

     
    Báo quản trị |  
  • #377987   07/04/2015

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Công ty bạn là công ty TNHH 1 tv 100% vốn đầu tư trong nước, bạn đang muốn liên doanh với nhà đầu tư Hàn Quốc. Hình thức đầu tư bạn có thể lựa chọn là thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài( Điều 8 Nghị định 108/2006). Đồng thời theo quy định tại Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp.

    Trân trọng!

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Lượng

Thành viên Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0903 488 525