Bán doanh nghiệp khi còn đang nợ thuế

Chủ đề   RSS   
  • #367023 10/01/2015

    huy1991

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2014
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Bán doanh nghiệp khi còn đang nợ thuế

    Trước hết em xin chào các Luật sư.

    Em mong các luật sư tư vấn giúp em. Trường hợp của em là có mua lại 1 công ty vào năm 2014 nhưng không biết còn đang nợ thuế từ năm 2012 mà trong hợp đồng mua bán không nhắc đến việc công ty đó đang nợ thuế. Hiện giờ cơ quan thuế đang bắt e phải nộp đủ số thuế đã nợ trong vòng 10 ngày nếu không sẽ kiện ra cơ quan nhà nước. Họ nói không cần biết ai nợ nhưng hiện tại e đứng tên sở hữu công ty nên phải chịu trách nhiệm.

    Mong các Luật sư tư vấn giúp em trong trường hợp này e có phải chịu trách nhiệm không hay người bán công ty cho e phải chịu trách nhiệm. Việc truy thu thuế sẽ áp dụng với người sở hữu công ty vào thời điểm nợ thuế hay người sở hữu công ty vào thời điểm hiện tại. và người bán công ty cho e có phải là lừa đảo không.

    Em xin chân thành cảm ơn !

    Cập nhật bởi huy1991 ngày 10/01/2015 11:52:45 SA
     
    19492 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #367867   16/01/2015

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Việc nợ thuế là ngũa vụ tài chính của doanh nghiệp, do đó, cơ quan thuế có căn cứ khi yêu cầu chủ sở hữu, đại diện của DN chịu trách nhiệm nộp thuế. Tuy nhiên, như bạn nói, doanh nghiệp này là do bạn mua từ 1 người khác. Theo quy định điều 145 Luật DN 2005, về việc bán doanh nghiệp tư nhân thì " Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác.". Căn cứ quy định này, nếu bạn và chủ cũ của doanh nghiệp không có thỏa thuận về việc chuyển giao nghĩa vụ nộp thuế thì chủ cũ vẫn phải có nghĩa vụ nộp thuế cho doanh nghiệp

    (Lưu ý với bạn: trường hợp mua- bán doanh nghiệp  chỉ áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân)

    Trong trường hợp cùa bạn, bạn gửi công văn đến cơ quan thuế để giải trình (nêu rõ căn cứ pháp lý, đối tượng nợ thuế) kèm theo bản sao hợp đồng mua bán DN (có chứng thực). Cũng như gửi công văn yêu cầu nộp thuế đến chủ cũ của DN.

    Trân trọng!

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    huy1991 (16/01/2015)
  • #367878   16/01/2015

    huy1991
    huy1991

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2014
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Em cảm ơn Luật sư Nguyễn Huy Long về những tư vấn bổ ích trên. Chúc Luật Sư luôn khỏe mạnh và thành công !

     
    Báo quản trị |  
  • #367887   16/01/2015

    huy1991
    huy1991

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2014
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Luật Sư cho em hỏi thêm 1 chút là em và 2 người bạn mua lại và Công ty này là Công ty cổ phần thì có thể áp dụng theo điều này được ko?

    Em Xin cảm ơn !

     
    Báo quản trị |  
  • #368169   19/01/2015

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    chào bạn!

    Quy định về mua bán doanh nghiệp chỉ áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân, không có quy định đối với CTCP, Công ty TNHH, công ty hợp danh.

    Trân trọng!

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    investconsult (19/01/2015)
  • #368452   21/01/2015

    CtyLuatSaoViet
    CtyLuatSaoViet

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/01/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn, về vấn đề của bạn, Công ty luật Sao Việt xin đưa ra quan điểm giải quyết như sau:
    • Vấn đề 1: Người phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ thuế trước đây
    Với trường hợp này, do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, rõ ràng nên chúng tôi chia làm hai trường hợp như sau:
    - Trường hợp 1. Bạn mua lại doanh nghiệp tư nhân.
    Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 145 Luật doanh nghiệp 2005 thì: “ sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác”. 
    Trong trường hợp này, bạn và chủ sở hữu cũ chưa có thỏa thuận gì nên chủ sở hữu cũ sẽ phải chịu trách nhiệm nộp các khoản nợ thuế trên.
    - Trường hợp 2. Bạn có quyền sở hữu Công ty theo hình thức nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn góp/cổ phần của công ty cũ.
    Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp thì sau khi nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn góp/cổ phần của Công ty cũ thì bạn có quyền sở hữu công ty dưới hình thức Công ty TNHH hữu hạn. Cũng theo quy định này, tại Khoản 4: “ Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi”, như vậy trong trường hợp này bạn là người phải chịu trách nhiệm trước cơ quan thuế về các khoản nợ về thuế trước đây.
    • Vấn đề 2: Hành vi của người bán, chuyển nhượng vốn góp/cổ phần có phải là lừa đảo không ?
    Căn cứ theo Điều 139 Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung 2009) thì người bán lại doanh nghiệp tư nhân/chuyển nhượng vốn góp hoặc cổ phần cho bạn sẽ bị truy cứu hình sự về hành vi lừa đảo nếu đáp ứng các điều kiện sau:
    -  Đã cố tình che giấu các thông tin về khoản nợ thuế, cố tình không làm rõ các thông tin này để bạn chấp nhận mua, nhận chuyển nhượng vốn góp hoặc mua, nhận chuyển nhượng với giá cao và;
    - Đã chiếm đoạt được tài sản giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn CtyLuatSaoViet vì bài viết hữu ích
    huy1991 (30/01/2015)
  • #368657   22/01/2015

    kiemtoandoclap
    kiemtoandoclap

    Male
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:23/01/2013
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn, xin tham gia trao đổi vấn đề bạn đề cập, theo quan điểm của tôi như sau:

    Thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp bạn "mua" là Công ty cổ phần. Và CTCP này đang trong tình trạng nợ thuế. Tuy nhiên trong quá trình mua-bán các bên không đề cập.

    Thứ hai: Theo bạn trình bày, có thể xảy ra hai trường hợp sau:

    1- "Mua" CTCP ở đây là việc bạn bỏ tiền ra và "mua" lại toàn bộ quyền điều hành CTCP,  không thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với P.ĐKKD, Sở KHĐT, và hiện tại bạn không có tên trong danh sách Cổ đông của Công ty.

    Trường hợp này, các chủ sở hữu công ty (Danh sách cổ đông theo GCN ĐKDN), người đại diện theo pháp luật của CTCP phải chịu trách nhiệm về thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

     

    2- "Mua" CTCP ở đây là việc tất cả các Cổ đông cũ của CTCP chuyển nhượng 100% giá trị vốn góp cho các Cổ đông mới (trong đó có bạn). Như vậy, bạn phải thực hiện điều chỉnh GCN ĐKDN, thay đổi danh sách Cổ đông.

    Trường hợp này, bạn đã là một trong các thành viên là chủ sở hữu CTCP. Như vậy, bạn và các Cổ đông khác phải chịu trách nhiệm nộp thuế, là khoản nợ của CTCP, mà bạn là chủ sở hữu.

    Chúc bạn xem xét các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005, phần quyền và nghĩa vụ ... để thực hiện đúng quy định pháp luật.

    Lưu ý: Luật DN 2014, bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2015, có những quy định khác LDN 2005.

    Chào bạn 

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kiemtoandoclap vì bài viết hữu ích
    huy1991 (30/01/2015)
  • #369668   30/01/2015

    huy1991
    huy1991

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2014
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Em xin cảm ơn về các tư vấn bổ ích, chúc mọi người luôn khỏe và thành công !

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT MINH LONG VÀ CỘNG SỰ

Website: Luatminhlong.com

Địa chỉ : Số 115, ngõ 562, Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04 62 54 56 58 - Fax: 04 62 75 54 95 Hotline: 0914 66 86 85

Email: info@luatminhlong.com hoặc luatminhlong@gmail.com