Thế nào là nhà kiên cố?

Chủ đề   RSS   
  • #363094 16/12/2014

    Thế nào là nhà kiên cố?

    Thưa Luật sư, tôi có 2 vấn đề cần hỏi:

    Tại điểm b.3 khoản 2.3 Mục II của Nghị quyết 02/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhắc đến cụm từ "làm nhà kiên cố". Cho tôi hỏi thế nào là nhà kiên cố? 

    Nhà tôi có diện tích 5m X 29m dựa tường gạch 2 bên(có quét xi măng), xây thêm 31 m2 bằng gạch (quét xi măng), cửa bằng sắt, cột bằng bê tông gạch và cột sắt, mái lợp tôn và đòn tay có được coi là nhà kiên cố không? Căn cứ vào hướng dẫn nào?

    Hợp đồng sang nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu, để được hoàn lại tiền đã mua và được bồi thường công trình trên đất, gia đình tôi  có cần làm đơn yêu cầu phản tố không?

    Mong sớm nhận được hồi âm từ quý luật sư.

    Trân trọng.

     
    32983 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #363546   19/12/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Theo như bạn trình bày thì nhà bạn là nhà cấp 4 không phải nhà tạm, mặc dù cũng chẳng ai định nghĩa nhà kiên cố nhưng theo phương pháp loại trừ thì không phải là nhà tạm mà lại thuộc 1 trong các cấp hạng nhà thì rõ ràng công trình này phải được hiểu là kiên cố, ngoài ra còn có mục đích sử dụng nữa, hiện trạng ngôi nhà ...

    Về yêu cầu phán tố, nếu trong cùng 1 vụ án mà bạn đã có đề nghị tại các bản khai... tòa án không yêu cầu bạn phải độc lập thành yêu cầu phản tố thì thôi, bạn có thể có yêu cầu và xem kỹ có nên yêu cầu giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch đó hay không, thực ra nếu bạn trình bày kỹ hơn thì chúng tôi có thể tư vấn kỹ hơn. 

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #363726   19/12/2014

    Cảm ơn Luật sư,

    Thưa Luật sư căn cứ vào đâu để có phương pháp loại trừ này ạ? Vì bên phía TA cho rằng nhà của gđ tôi là nhà tiền chế, là nhà tạm loại 2.

    Sự việc cụ thể như sau:

    Cô T có lô đất sát nhà tôi, đầu năm 2000, cô T muốn sang nhượng, đã ướm lời nhờ vả gia đình tôi có ai hỏi thì giới thiệu, cắm bảng bán đất. Thấy lô đất sát bên để tiện cho việc kinh doanh buôn bán nhà tôi có liên hệ với bố cô T là ông A để nhận chuyển nhượng lô đất (vì cô T đã có gia đình, làm việc ở Sài Gòn, thỉnh thoảng về nhà bố chứ không có nhà riêng tại địa phương). Ông A cho biết đã được con gái ủy quyền, trong hợp đồng ủy quyền ghi "ủy quyền cho bố tôi là ông Tạ Xuân A sử dụng toàn quyền" (có công chứng của UBND xã vào năm 2000). Đồng thời giao cho nhà tôi hợp đồng sang nhượng trước đó của cô T với chủ cũ (có công chứng của UBND xã vào năm 1996)

    Tuy nhiên vào năm 2000 khi tôi và ông A lên xã công chứng thì được hướng dẫn theo Luât mới Xã không công chứng đối với đất đai chưa có sổ đỏ (trước đây vẫn công chứng bình thường) bảo chúng tôi làm giấy tay và nhờ 2 người hàng xóm ký tên làm chứng. Tôi đã làm đúng như vậy.

    Xin trình bày thêm, lô đất trên do chưa phân định địa giới quản lý của Xã hay Nông trường nên hiện tại có khoảng 70 hộ (trong đó có gia đình tôi) chưa có sổ đỏ.

    Đó là lô đất sát bên nhà tôi đang ở. Vì vậy, sau khi được sang nhượng lô đất với giá 18 triệu, tôi đã làm căn nhà đã trình bày ở trên để kinh doanh dịch vụ bi-a cho đến nay. Năm 2001, để được cấp giấy phép kinh doanh, gia đình tôi đã làm đơn và được xã xác nhận đất sử dụng ổn định không có tranh chấp, gia đình tôi cũng có tên trên bản đồ địa chính xã, hàng năm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất với nhà nước.

    Đến năm 2011, co T làm đơn khiếu kiện nhà tôi ở xã, sau đó khởi kiện lên TA huyện nói không hề biết việc bố sang nhượng đất, đòi hủy hợp đồng sang nhượng, đòi lại đất. Về phía ông A cho biết vợ chồng cô T nhờ bán đất và đã đưa 18 triệu đồng của gia đình tôi cho cô T.

    Ngày 5/8/2014 TA ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Thế nhưng hiện tại lại hướng dẫn nhà tôi phải làm đơn phản tố với nội dung "chỉ trả đất cho cô T nếu ông A bồi thường thiệt hại" cho gia đình tôi.

    Sau 2 lần hoãn, ngày 22.12 này sẽ xét xử sơ thẩm. Gia đình tôi đang rất rối ren, cái quán trên là miếng cơm manh áo hàng ngày. Tôi có thể giử đất được không? Nếu tuyên hợp đồng sang nhương vô hiệu để được bồi thường thỏa đáng, tôi có phải làm đơn phản tố như yêu cầu của TA không? 6 bàn bi-a trên đất có được tính trong giá trị đòi bồi thường không? 

    Mong sớm nhận được lời tư vấn của quý Luật sư.

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #365791   31/12/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Nếu tranh chấp ở tòa án bạn cũng có thể nhờ đến Giám định về xây dựng để xác định, tuy nhiên trong hoạt động tố tụng dân sự thì đương sự phải tự chứng minh, tòa án không có cơ sở khẳng định đây là nhà kiên cố hay không, trong trường hợp này về phía tòa án phải có căn cứ pháp luật mới có thể quyết định được, nếu không có định nghĩa cụ thể thì tòa án cũng không thể tự suy diễn là nhà bạn không phải là nhà kiên cố.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com