Văn phòng đại diện là gì?
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện cần các loại giấy tờ sau:
1. Thông báo lập văn phòng đại diện (theo mẫu của cơ quan có thẩm quyền) (2 bản)
2. Quyết định về việc Thành lập văn phòng đại diện (1 bản) của các thành viên;
3. Biên bản họp các thành viên về việc lập văn phòng đại diện (1 bản);
4. Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện (1 bản);
5. Bản sao điều lệ công ty (đối với trường hợp địa điểm văn phòng đại diện khác tỉnh, thành phố với địa điểm đặt trụ sở công ty) (1 bản);
6. Bản sao hợp lệ Giấy chứng đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế (1 bản);
7. Trường hợp văn phòng đại diện không đăng ký kê khai nộp thuế trực tiếp: Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp chủ quản.
8. Trường hợp văn phòng đại diện đăng ký kê khai nộp thuế trực tiếp: Bản chính thông báo mã số đơn vị trực thuộc đã được doanh nghiệp chủ quản lấy tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
9. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện (1 bản) theo quy định sau:
- Quốc tịch Việt Nam: bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hội chiếu) còn hiệu lực.
- Quốc tịch nước ngoài: bản sao hợp lệ hộ chiếu còn hiệu lực và giấy phép sử dụng lao động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Quy trình thành lập văn phòng đại diện như thế nào?
Quy trình thành lập văn phòng đại diện bao gồm các bước sau:
1. Người thành lập văn phòng đại diện nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập văn phòng đại diện nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật doanh nghiệp.
4. Người đăng ký thành lập văn phòng đại diện sẽ nhận giấy đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký.