Nhà và đất của tôi sẽ được sử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #337445 06/08/2014

    huynh462

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/06/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhà và đất của tôi sẽ được sử lý thế nào?

    Cuối năm 2003, Tôi được bố mẹ tôi đồng ý cho dọn mặt bằng để xây dựng nhà ở trên miếng đất của bố mẹ tôi sử dụng. Đến đầu năm 2004 tôi tiến hành xây dựng nhà ở kiên cố 2.5 tầng. Lúc đó bố tôi ở tuổi 85 hưởng lương hưu trí. Mẹ tôi 84 tuổi không có chế độ gì.Mẹ tôi mất năm 2007, bố tôi mất năm 2014. Nay anh tôi và các chấu của anh tôi đòi thừa kế ngôi nhà 2.5 tầng của tôi đang ở với lý do làm trên đất của bố mẹ tôi và miếng đất đó cho đến nay vẫn chưa được cấp sổ đỏ cho bố mẹ tôi và tôi cũng chưa có sổ đỏ. Vậy xin hỏi luật sư tư vấn giúp tôi phải làm gì trong tình huống này. xin cám ơn

     
    4284 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #337584   07/08/2014

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào Huynh462!

    Liên quan nội dung ông hỏi, Luật sư Dương Văn Mai, Công ty Luật Thuận Phát, Hà Nội tư vấn cho ông như sau:

    Theo quy định của pháp luật đây là trường hợp tranh chấp thừa kế giữa hai anh em ông, vì thửa đất là di sản thừa kế của bố mẹ ông để lại, tài sản này cũng chưa được chia nên mới xảy ra tranh chấp.

    Việc vợ chồng ông xây dựng nhà trên thửa đất đó không có nghĩa là thửa đất đó thuộc quyền sử dụng của vợ chồng ông. Thửa đất này cũng không thuộc quyền sử dụng của anh trai ông.

    Dưới đây là quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về việc thừa kế theo pháp luật.

    Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc;

    b) Di chúc không hợp pháp;

    c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

    d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

    2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

    a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

    b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

    c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

    Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Hiện tại hai anh em ông cần thương lượng với nhau về việc này. Trường hợp không thể thương lượng được thì buộc phải khởi kiện vụ án dân sự về tranh chấp di sản thừa kế tại tòa án có thẩm quyền để phân chia di sản thừa kế này.

    Đối với căn nhà vợ chồng ông đã xây trên thửa đất nếu thừa đất bị chia cắt thì giá trị công trình cũng sẽ được cơ quan chức năng đưa vào giải quyết cùng nội dung sự việc.

    Đó là một số thông tin liên quan tới trường hợp của ông, nếu còn vướng mắc ông có thể hỏi tiếp hoặc nghe tư vấn trực tiếp từ Luật sư qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006281 nhánh số 3.

    Chúc ông mạnh khỏe và sớm giải quyết được sự việc.

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
  • #337586   07/08/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Việc "cho" chứa đựng những nội dung khác nhau thì bạn sẽ có những quyền khác nhau trên miếng đất đó. Ví dụ: Nếu bố mẹ bạn cho bạn hưởng toàn bộ các quyền mà nhà nước quy định như đối với chủ sở hữu quyền sử dụng đất thì đất đó là của bạn. Nếu chỉ cho cất nhà nhưng mang tính chất để quản lý, sử dụng đất thì chủ sở hữu đất vẫn là bố mẹ bạn và những người thừa kế có quyền yêu cầu đòi thừa kế đất (chứ không phải nhà 2,5 tầng). Như vậy, bạn phải có chứng cứ chứng minh việc bố mẹ cho bạn hưởng toàn bộ các quyền (nôm na là cho đứt), nếu không thì bạn cũng chỉ là một trong những người hưởng thừa kế đối với diện tích đất đó mà thôi. Dĩ nhiên ngôi nhà luôn là của bạn vì bạn tự xây nó.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư. DƯƠNG VĂN MAI - Email: Lsduongmai@gmail.com

CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG, ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - http://www.luatbachduong.vn

Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Tổng đài tư vấn: 19006281