Đất thừa kế không có giấy tờ

Chủ đề   RSS   
  • #333063 14/07/2014

    Đất thừa kế không có giấy tờ

    xin chào Luật sư

    nhờ Luật sư tư vấn và hướng dãn cho em các bước để làm một số thủ tục liên quan đến đất thừa kế của ông bà để lại cho con cháu sau này:

    chuyện là vậy: 

    1- Ông nội em khi xưa có một người em gái, sau khi lấy chồng thì ông nội cho người em gái một nửa mảnh đất mà ông nội em đang sinh sống, khi đó tình hình chiến tranh rất phức tạp, Ông nội em phải đi công tác xa không thể ở nhà, 

    cụ thề là: Ông nội sống ở TP Vinh -Nghệ An, do tình hình lúc đó ông em là một người giám sát( Cai lộ) tuyến đường quốc lộ 1A ở khu vực ở ngoài Huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An,

    ông có hai bà vợ, bà vợ đầu sinh được 4 người con gái, bà vợ hai sinh được 1 người con gái và 1 người con trai, người con trai đó là Bố em, những người con gái của bà vợ đầu đã đi lấy chồng, không ai ở chung trên mảnh đất với ông nội, sau đó ông nội em mới nói với Bà em gái của ông là mảnh đất hiện tại mà Ông đang ở là để lại cho người con trai của ông đó là bố em, nhưng Bố em lại không biết là có mảnh đất đó ở tronh Vinh do Bố em không đi lại nhiều về quê nội,

    Đất Ông Nội khi xưa ở 

    Đất Bà Em gái ông nội 

    Từ những năm 1993 và 1994  thì người con trai của bà em gái là ông Thuận đã tự ý chiếm dụng mảnh đất của Bố em và phân chia cho các cháu của ông sinh sống, Ông Thuận chia mảnh đất của Bố em làm 4 phần, 3 phần ông đã cho các cháu của ông ở hết, còn 1 phần còn lại thì chưa có ai ở, phần này thì người cháu của ông Thuận là ông tên Hoàng đã làm ăn buôn bán nhỏ trên mảnh đất này và có đóng thuế đất đai theo đúng nghĩa vụ là người sử dụng đất, 

    lý do là Ông Thuận sau khi lấy vợ lập gia đình thì không sinh sống ở quê nhà mà là đi ở rễ bên quê vợ, và chuyển công tác vào miền nam sinh sống lập nghiệp, 

    cho đến năm 2013 Ông Thuận về đuổi ông Hoàng ra khỏi mảnh đất này để làm sổ đỏ, lúc đó Ông Hoàng mới báo cho Bố em biết về mảnh đất này, khi đó bố em mới biết tin và đã có gửi đơn kiến nghị tới cơ quan hành chính đia phương yêu cầu không được cấp bìa đỏ cho ông Thuận, và đã có đơn phúc đáp của cơ quan gửi lại cho Bố em là đã ngưng cấp bìa đỏ cho ông Thuận do đã có người khởi kiện,

    Vậy xin Luật sư tư vấn dùm em và hướng dẫn các bước để Bố em làm các bước khởi kiện

    xin cho em hỏi nữa là trường hợp trên Ông Thuận có quyền phân chia và làm bìa đỏ hay không ?

    có thể gọi cho em tư vấn trực tiếp rất mong được nhận hồi âm của Luật sư

    em xin cảm ơn 

    Doãn Huấn

     

     

     

     

     

     
    7166 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #333188   14/07/2014

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    1. Về nguồn gốc đất và tình hình sử dụng đất

    Bạn không nói rõ nguồn gốc đất đai nói trên là do đâu mà có, nhưng trên cơ sở bạn xác định, chúng tôi hiểu đất thuộc quyền sử dụng riêng của ông bạn và xin tư vấn theo nhận định này.

    Về tình hình sử dụng đất, như bạn trao đổi chúng tôi hiểu, cho đến thời điểm hiện tại, ông bạn cũng như gia đình bạn vẫn không thực tế sử dụng đất này.

    Vào thời gian chiến tranh (ít nhất cũng từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước), ông bạn đã trao quyền sử dụng một phần đất cho em gái mình và thực tế bà này có sử dụng đất cho tới nay. 

    Đến năm 1993, 1994 con của bà (em gái ông nội em) là ông Thuận đã tự ý phân chia đất cho các con của mình, một phần cho người cháu sử dụng.

    Năm 2013, có tranh chấp phát sinh giữa ông Thuận và người cháu và ông Thuận không cho người cháu được tiếp tục sử dụng đất.

    Năm 2013, bố em mới nắm được tình hình sử dụng đất và làm đơn gửi các cấp chính quyền đề nghị không cấp giấy chứng nhận cho con của bà (em gái ông nội bạn).

    2. Xử lý tranh chấp đất giữa ông nội bạn và em gái (cũng như những người con cháu của bà này - là người đang thực tế sử dụng đất).

    Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa gia đình bạn và gia đình người bà (em của ông nội bạn) không thể giải quyết được mà phải đưa ra cơ quan pháp luật thì căn cứ vào những chứng cứ chứng minh như: văn bản thỏa thuận về việc nhượng đất giữa ông nội bạn và người em; các tài liệu liên quan hồ sơ sử dụng đất như: hồ sơ địa chính/bản đồ địa chính qua các thời kỳ; người nộp thuế đất trong các năm qua.... để cơ quan thẩm quyền giải quyết.

    Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, ông của bạn (nếu còn sống) có thể lựa chọn các phương thức: (1) làm đơn đề nghị chính quyền địa phương giải quyết hoặc (2) khởi kiện tại tòa án.

    Nếu vì lý do sức khỏe ông bạn có thể ủy quyền cho bố của bạn đại diện tham gia giải quyết.

    Trường hợp ông của bạn đã chết (không có di chúc) thì các đồng thừa kế theo pháp luật của ông bạn (gồm cha/mẹ, vợ, các con) có quyền lập văn bản cử một người đại diện tiến hành làm thủ tục trên.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn và gia đình sức khỏe.

    Trân trọng./. 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daolienluatsu vì bài viết hữu ích
    hoangmaiquetoi (16/07/2014)
  • #333219   15/07/2014

    anh_danau3288
    anh_danau3288

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn hoangmaiquetoi,

    Mình đọc bài của bạn thì thấy có chi tiết là "ông nội bạn mới nói với Bà em gái của ông là mảnh đất hiện tại mà Ông đang ở là để lại cho người con trai của ông đó là bố bạn". 

    Không biết là việc để lại mảnh đất đó của ông bạn có giấy tờ gì xác nhận ko (ví dụ như Di chúc của cụ chẳng hạn), nếu chỉ thông qua "di chúc miệng" thế này thì mình sợ là lại "di chúc miệng" này không hợp pháp, Khi đó phải căn cứ Thừa kế theo pháp luật bạn ạ, khi đó sẽ ko chỉ có mỗi bố bạn là có quyền sở hữu mảnh đất của ông nội bạn.

    LS. Quang Thành: 090.265.9968

    Thân chào bạn,

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anh_danau3288 vì bài viết hữu ích
    hoangmaiquetoi (16/07/2014)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net