Chào Bạn.
Pháp luật quy định và cho phép chủ sử dụng, sở hữu tài sản hợp pháp có quyền ủy quyền cho người khác nhân danh thực hiện các giao dịch dân sự, trong đó có giao dịch ủy quyền thế chấp vay tài sản tín dụng.
Các nội dụng và quan hệ bạn nêu ra thực tế là rất phức tạp, đặc biệt là trong quan hệ ủy quyền định đoạt tài sản. Để làm rõ được thắc mắc của bạn, tôi phân tích một số vấn đề để bạn tham khảo:
- Thứ nhất, cần phải xác định tài sản của bên Ủy quyền là tài sản chung hay riêng. Nếu là tài sản riêng của người chồng thì chỉ có người này mới có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản; trong đó việc ủy quyền định đoạt tài sản mà không phụ thuộc vào ý chí của nhưng người cùng có tên trên Sổ hộ khẩu.
- Thứ hai, nếu là tài sản chung của vợ chồng, và khi người vợ mất không để lại di chúc thì đương nhiên phần tài sản của vợ sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: Bố mẹ, chồng, con của người chết nếu còn sống hoặc mất sau khi người để lại di sản chết.
Trường hợp này những người được hưởng di sản phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, phân chia hoặc giao di sản cho một hoặc một số người quản lý. Sau giai đoạn này, việc định đoạt tài sản như mang đi cầm cố, thế chấp mới có thể được thực hiện.
Về nguyên tắc, tài sản của ai thì người đó có quyền định đoạt; nếu là tài sản chung thì việc định đoạt phải được sự đồng ý, xác nhận của tất cả các đồng sở hữu.
Trên đây là một số ý kiến pháp lý để bạn tham khảo và tự xác định tính đúng sai trong quan hệ giao dịch bạn đang quản lý thực hiện. Nếu cần tham vấn thêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi hoặc truy cập trang Web của Công ty Luật chúng tôi - Phần dịch vụ dân sự để tham khảo các bài viết liên quan.
Chúc bạn thành công!
Cảm ơn Bạn.
Luật sư Nguyễn Văn Thành - Công ty Luật Huy Thành - http://luathuythanh.vn/
Hotline miễn phí 24/7: 1900 6179
Tầng 3, Tòa nhà 243 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Email: luat.huythanh@gmail.com