Quyền nuôi con và hưởng thừa kế của con

Chủ đề   RSS   
  • #327368 09/06/2014

    thanhthao231082

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Quyền nuôi con và hưởng thừa kế của con

    Tôi và anh gặp nhau khi a đã có vợ tôi đã có con ngoài giá thú với a con mang họ mẹ,hiện nay cháu đựơc 4 tuổi.chúng tôi kg còn tình cảm nên kg muốn tiếp tục,nếu tôi nuôi con thì a phải trợ cấp bao nhiêu và sau này con tôi có được thừa kế tài sản kg.vì a cứ nói tài sản của a do vợ a đứng tên.xin hỏi luật sư tôi muốn giành quyền thừa kế cho con thì phái chuẩn bị giấy tờ gì?

     
    6394 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhthao231082 vì bài viết hữu ích
    Ls.NguyenHuyLong (09/06/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #327371   09/06/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    thanhthao231082 viết:
    Tôi và anh gặp nhau khi a đã có vợ tôi đã có con ngoài giá thú với a con mang họ mẹ,hiện nay cháu đựơc 4 tuổi.chúng tôi kg còn tình cảm nên kg muốn tiếp tục,nếu tôi nuôi con thì a phải trợ cấp bao nhiêu và sau này con tôi có được thừa kế tài sản kg.vì a cứ nói tài sản của a do vợ a đứng tên.xin hỏi luật sư tôi muốn giành quyền thừa kế cho con thì phái chuẩn bị giấy tờ gì?

    Chào bạn!

    Dù bạn và bố đứa trẻ không có quan hệ vợ chồng nhưng giữa đứa trẻ và bố nó vẫn có quan hệ cha con.

    Tại khoản 5 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.

    Tại điều 4 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng quy định: "Trẻ em không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con chung, con riêng, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật".

    Vì vậy, bố đứa trẻ vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 50, Luật Hôn nhân và Gia đình:

    Điều 50. Nghĩa vụ cấp dưỡng

    1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

    Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

    2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Luật này.

     

    VỀ THỪA KẾ:

    Dù tài sản do vợ anh ta đứng tên nhưng nếu được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, vẫn được tính là tài sản chung và khi anh ta mất đi, phần tài sản của anh ta sẽ được để lại. Nếu không có di chúc thì đứa bé vẫn được hưởng.

    Thân gửi!

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #327378   09/06/2014

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Trước hết bạn phải làm thủ tục nhận cha cho con. Nếu cha đứa trẻ đồng ý thì tới UBND phường nơi bạn cư trú để thực hiện. TRường hợp cha đứa trẻ không đồng ý thì phải khởi kiện ra tòa. Khi giải quyết, Tòa án sẽ xem xét trách nhiệm cấp dưỡng cho con của người cha.

    Về tài sản thừa kế: Sau khi đã xác định cha cho con mà sau này người cha chết nhưng con chưa đủ 18 tuổi mà có tài sản thì con mới được hưởng di sản của cha để lại.

    Thân chào 

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #327381   09/06/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    - Mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định trên cơ sở xem xét thu nhập của người cha và cá chi tiêu cần thiết cho đứa bé.

    - Quyền thừa kế: Đứa bé mặc nhiên được hưởng khi chứng minh được nó là con của người cha đó và quyền thừa kế chỉ phát sinh kể từ khi người cha mất. Để chuẩn bị, bạn có thể bổ sung tên cha vào giấy khai sinh có sự xác nhận của cha. Bạn cũng có thể xét nghiệm ADN để có căn cứ chính xác về huyết thống. Chắc chắn nhất thì bạn nên có được phán quyết của tòa án công nhận người đó là cha của con bạn.

    Lưu ý bạn: Trong trường hợp bạn nêu, chỉ giấy khai sinh thì chưa hoàn toàn chắc chắn về quyền thừa kế.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #327392   09/06/2014

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào bạn!

    Trên giấy khai sinh không có tên cha đúng không? Nếu không có thì buộc bạn phải yêu cầu anh này là thủ tục nhận cha và làm lại giấy khai sinh có tên cha.

    Nếu anh ta không đồng ý thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu nhận cha cho con. Sau khi có bản án có hiệu lực pháp luật thì làm lại giấy khai sinh

    Về thừa kế thì chỉ khi nào cha cháu bé có di sản để lại và không để lại di chúc khi mất thì cháu bé mới được hưởng thừa kế theo pháp luật.

     

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #327539   10/06/2014

    luathuythanh
    luathuythanh
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2014
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 3619
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 171 lần


    Chào Bạn.

    Mối quan hệ giữa bạn và người đàn ông kia là "ngoài luồng" nên pháp luật không công nhận là vợ chồng.

    Tuy nhiên, quyền được nhận cha cho con hoặc ngược lại, lại được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu cha của đưa bé mất đi, có di sản và không di chúc thì về nguyên tắc cháu vẫn được hưởng một phần di sản thừa kế theo pháp luật.

    Tất nhiên, lúc đó bạn và con phải chứng minh về quan hệ huyết thống cha con. Do vậy, theo tôi trước hết bạn nên làm lại Giấy khai sinh cho cháu và ghi rõ vào mục cha của cháu là ai.

    Ngoài ra, Bạn cũng cần thu thập các thông tin về tài sản của cha cháu để làm căn cứ yêu cầu sau này.

    Trên đây là các thông tin để bạn tham khảo, nêu cần tư vấn thêm, Bạn có thể liên hệ trực tiếp hoặc qua Website của chúng tôi để tham khảo.

    Cảm ơn Bạn.

    Luật sư Nguyễn Văn Thành - Công ty Luật Huy Thành - http://luathuythanh.vn/

    Hotline miễn phí 24/7: 1900 6179

    Tầng 3, Tòa nhà 243 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

    Email: luat.huythanh@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Lê Văn Hoan

Trưởng VPLS Lê Văn

131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com