Văn phòng đại diện có được nhập khẩu hàng theo hình thức phi mậu dịch

Chủ đề   RSS   
  • #323218 14/05/2014

    bichvan82

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Văn phòng đại diện có được nhập khẩu hàng theo hình thức phi mậu dịch

    Kính gởi Luật Sư,

    VPĐD tại Việt Nam có chức năng xúc tiến bán hàng cho Công ty tại Singapore tại Việt Nam.

    Hiện tại, Chúng tôi có 01 hợp đồng trọn gói với khách hàng VN : cung cấp máy móc thiết bị và có kèm theo việc lắp đặt.

    Trong quá trình thực hiện hợp đồng, cty Singapore có gởi 01 số phụ tùng, tài liệu .... phục vụ cho hợp đồng này.

    Số hàng này không có giá trị thanh toán.

    Văn phòng chúng tôi sẽ làm thủ tục để nhận phụ tùng, tài liệu và giao cho khách hàng VN

    Vậy cho tôi hỏi:

    VPDD có được phép nhập khẩu phụ tùng, tài liệu ....theo hình thức phi mậu dịch không?

    Chân thành cảm ơn

     

     

     
    15790 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #324309   21/05/2014
    Được đánh dấu trả lời

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    Về hình thức nhập khẩu phi mậu dịch:

    Điều 69, Thông tư 128/2013/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quy định: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (dưới đây gọi tắt là hàng phi mậu dịch) gồm:

    1. Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;

    2. Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này;

    3. Hàng hoá viện trợ nhân đạo;

    4. Hàng hoá tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;

    5. Hàng mẫu không thanh toán;

    6. Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh;

    7. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;

    8. Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;

    9. Hàng hoá phi mậu dịch khác.”

    Đối chiếu với quy định trên, hàng hóa là phụ tùng, tài liệu VPDD nhập từ công ty mẹ để giao cho khách hàng không là nhằm mục đích thương mại nên không thể đăng ký nhập khẩu theo hình thức phi mậu dịch.

    Mặt khác, Điều 3, Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.”

    Điều 18 Luật Thương mại cũng quy định: Văn phòng đại diện chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật thương mại cho phép, không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam. Văn phòng đại diện cũng chỉ được mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.

    Vì vậy, để nhập khẩu số hàng trên, công ty có thể đề nghị khách hàng trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu hoặc qua đơn vị trung gian nhận ủy thác.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Trân trọng./.

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: