Không sống chung với bố, khi bố mất có được hưởng quyền thừa kế nhà ?

Chủ đề   RSS   
  • #309290 13/02/2014

    lanchi1803

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2011
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 630
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 0 lần


    Không sống chung với bố, khi bố mất có được hưởng quyền thừa kế nhà ?

    Kính chào Luật sư, tôi có vấn đề này mong luật sư tư vấn giúp gia đình tôi.

    Bố tôi sống ngoài Hà Nội (quận Ba Đình), sống cùng với 2 vợ chồng và 1 người em trai. sổ đỏ ngôi nhà bố tôi sống là sở hữu của 4 người (Bố tôi, 2 vợ chồng người em và 1 em trai).

    Mẹ tôi và 3 chị em tôi hiện đang sống trong miền nam được 10 năm (mẹ tôi mất trước bố tôi), do bố tôi thích sống ngoài Hà Nội nên không vào đây ở. 

    Nay bố tôi mất đột ngột không để lại di chúc, Luật sư cho tôi hỏi:

    3 chị em tôi có được hưởng 1 phần ngôi nhà ở Hà Nội không?

    Nếu như 3 chị em tôi được hưởng trong khi vợ chồng người em không chịu chia phần tài sản của bố tôi cho chúng tôi mà có ý định chiếm thì chúng tôi khởi kiện ở đâu?

    Tôi xin chân thành cám ơn luật sư.

     
    5293 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #309343   14/02/2014

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo thông tin bạn nêu thì bố bạn được sở hữu 1/4 giá trị ngôi nhà tại Hà Nội. (Nếu bố mẹ bạn chưa chia tài sản vợ chồng thì có thể mẹ bạn cũng đồng sở hữu trong phần tài sản của bố bạn).         Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có hai trường hợp thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

        Nếu bố bạn có di chúc hợp pháp thì di sản của bố bạn sẽ được định đoạt theo nội dung của di chúc.

        Nếu bố bạn không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì phần di sản của bố bạn sẽ thuộc về những người sau đây (nếu còn sống):  Ông bà nội bạn, các con đẻ, con nuôi (theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự). Trong đó các phần thừa kế được chia như nhau.

         Bạn dù không sống cùng bố bạn nhưng có giấy tờ chứng minh là con của người để lại di sản (bố bạn) thì vẫn được hưởng thừa kế theo quy định pháp luật nêu trên.

    2. Nếu các anh, chị em bạn không thỏa thuận được với nhau về việc chia thừa kế thì bạn có quyền khởi kiện tới tòa án (quận Ba Đình) để được giải quyết theo pháp luật.

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Cuonglawyer vì bài viết hữu ích
    lanchi1803 (16/02/2014)
  • #309363   14/02/2014

    luathoabinh
    luathoabinh
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/01/2013
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 3610
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 159 lần


    Dù sống chung hay không thì bạn vẫn là người thuộc  hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật nếu không bị truất quyền thừa kế hoặc bố mẹ bạn không để lại di chúc cho người khác.

     

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH

    Website: http://www.luathoabinh.com/

    Văn phòng tại Hà Nội: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - Điện thoại: 04 6292 4060 Hot-line: 0936 171 023

    Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh: 68/240 đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh - Hot-line: 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luathoabinh vì bài viết hữu ích
    lanchi1803 (17/02/2014)
  • #309373   14/02/2014

    khanghailaw
    khanghailaw
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2012
    Tổng số bài viết (229)
    Số điểm: 2147
    Cảm ơn: 229
    Được cảm ơn 91 lần


    Bạn cho mình biết thêm: bố bạn, vợ chồng người em và 01 người em sở hữu ngôi nhà ở Hà Nội là cùng đứng tên trong giấy chứng nhận hay chỉ có mình bố bạn đứng tên nhưng trong nhà hiện có 04 người sống?

    Để trả lời chính xác, mong bạn cho mình biết.

     
    Báo quản trị |  
  • #309805   17/02/2014

    lanchi1803
    lanchi1803

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2011
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 630
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 0 lần


    Dạ, căn nhà ở HN là 4 người cùng đứng tên trong giấy tờ. E cảm ơn ạ!

     
    Báo quản trị |  
  • #309854   18/02/2014

    Chào bạn, 

    Dù bạn có sống chung hay không sống chung với bố thì bạn vẫn được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản do bố bạn để lại (nếu bố bạn không để lại di chúc cho người khác hưởng tài sản của mình).

    Tuy nhiên, với trường hợp của bạn , bạn cần phải cho mình biết: Sổ đỏ của ngôi nhà tại quận Ba Đình mà bố bạn đang ở đứng tên của ai? (của bố bạn, hay của cả bố, hai vợ chồng người em và 1 em trai) và thời điểm được cấp sổ đỏ là thời điểm nào? (trước khi mẹ bạn mất hay sau khi mẹ bạn mất).

    Chỉ khi bạn nói rõ được những vấn đề trên, thì mình sẽ tư vấn cụ thể cho bạn được.

     

     

    Lê Thị Nhung

    VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG VẠN XUÂN

    A: Số 48 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội

    Mobile: (84) 0949.30.60.66

    Email: nhunglt@congchungvanxuan.com.vn

    Website: http://congchungvanxuan.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #310009   19/02/2014

    Nếu sổ đỏ được cấp trước khi mẹ bạn mất thì mẹ bạn cũng được sở hữu một phần ngôi nhà nêu trên (nếu hai vợ chồng k lập văn bản thỏa thuận tài sản này là ts riêng của bố bạn). Và những người được thừa kế di sản của mẹ bạn sẽ bao gồm: ông bà ngoại của bạn, bố bạn và các anh chị em của bạn (nếu mẹ bạn không để lại di chúc). 

    Nếu sổ đỏ của ngôi nhà đứng tên cả 4 người (gồm: bố bạn, hai vợ chồng người em và 1 em trai) thì di sản mà bố bạn để lại là quyền sở hữu một phần của ngôi nhà đó. 

    Đối với phần di sản do bố bạn để lại, các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng các kỷ phần bằng nhau (nếu bố bạn k để lại di chúc).

    Sau khi tiến hành thủ tục khai nhận di sản, thì các đồng thừa kế và các đồng sở hữu nêu trên sẽ trở thành đồng chủ sở hữu ngôi nhà tại quận Ba Đình (nếu không nhận quyền sở hữu 1 phần ngôi nhà thì có thể thỏa thuận định giá kỷ phần và nhận bằng tiền - Điều 685. Bộ luật dân sự 2005).

    Nhưng, việc xác định bố bạn được hưởng bao nhiêu phần so với toàn bộ ngôi nhà thì do: các đồng thừa kế và các đồng sở hữu ngôi nhà nêu trên thỏa thuận phân chia.Nếu không thỏa thuận được, thì phải yêu cầu tòa án phân chia (dựa trên công sức đóng góp của từng người .

     

     

    Lê Thị Nhung

    VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG VẠN XUÂN

    A: Số 48 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội

    Mobile: (84) 0949.30.60.66

    Email: nhunglt@congchungvanxuan.com.vn

    Website: http://congchungvanxuan.com.vn

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư ĐẶNG VĂN CƯỜNG, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà VP số 65B phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, thành phố Hà Nội

Mobile: 0977.999.896 - 046.2929.386. Fax: 0437.327.407

Gmail: :LuatSuChinhPhap@gmail.com. Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn