Hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế

Chủ đề   RSS   
  • #304843 02/01/2014

    thuphuong80

    Sơ sinh

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế

    Xin chào Luật sư!

    Tôi hiện đang công tác trong cơ quan nhà nước, hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế chờ thi tuyển hoặc xét tuyển từ năm 2009.

    Theo thông tư số 08/2013/BNV ngày 31/7/2013 có đề cập đến đối tượng được nâng lương thường xuyên bao gồm có Hợp đồng lao động. Vậy tôi là hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế thì có được nâng lương thường xuyên không? Xin cảm ơn Luật sư.

     
    37064 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuphuong80 vì bài viết hữu ích
    timkiemxanhluc (09/01/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #305012   04/01/2014

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

    1. Nếu bạn là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước thì sẽ thuộc nhóm đối tượng quy định tại điểm c, khoản 1 điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV và được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định như dưới đây.

    2. Về chế độ nâng bậc lương thường xuyên:

    Nếu bạn chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch chức danh chuyên gia/chuyên viên hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên theo quy định như sau:

    - Điều kiện thời gian giữ bậc trong chức danh:

    + Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

    + Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

    + Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

    - Vẫn tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên trong các trường hợp:

    + Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

    + Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

    + Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

    + Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

    - Không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên trong các khoảng thời gian:

    + Nghỉ việc riêng không hưởng lương;

    + Đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

    + Bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian khác mà người lao động không làm việc.

    Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên  nếu dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.

    - Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:

    Nếu bạn đã có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong chức danh nêu trên và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

    +Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

    + Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm.

    Trân trọng./.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn daolienluatsu vì bài viết hữu ích
    choppy_waxily (08/01/2014) timkiemxanhluc (09/01/2014)
  • #305516   07/01/2014

    thuphuong80
    thuphuong80

    Sơ sinh

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cảm ơn luật sư đã tư vấn. Tôi hiện đang hưởng hê số lương theo viên chức hạng A1, mã ngạch 15.113, bậc 1/9, hệ số 2,34. Vậy luật sư giúp tôi xem tôi có thuộc đối tượng được nâng lương thường xuyên không? Chân thành cảm ơn luật sư.

     
    Báo quản trị |  
  • #305985   10/01/2014

    Xin hỏi lương tối thiểu vùng được hiểu như thế nào ? có phải lấy hệ số trong thang bảng lương nhà nước nhân với lương tối thiểu vùng sẽ ra lương cơ bản để đóng BHXH. Em hiện nay làm cty cổ phần nhà nước nắm quyền chi phối, cty đóng BHXH cho em bằng cách lấy hệ số nhân với lương tối thiểu của hành chánh sự nghiệp 1.050.000đ như thế có đúng không ? xin luật sư tư vấn dùm. Cám ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #306460   13/01/2014

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,
     
    Về đối tượng được áp dụng quy định về nâng bậc lương thường xuyên, bạn vui lòng tham khảo  khoản 1 điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV như dưới đây:
     
    "a) Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn gọi chung là cấp xã) và trong các đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:
     
    - Cán bộ trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
     
    - Công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát);
     
    - Cán bộ cấp xã quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 và công chức cấp xã quy định tại Điểm 3 Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (sau đây gọi là Nghị định số 92/2009/NĐ-CP).
     
    b) Những người xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
     
    c) Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật.
     
    d) Những người xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù.
     
    Các đối tượng tại các Điểm a, b, c và d Khoản này sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động".
     
    Các đối tượng không áp dụng quy định nâng bậc lương nằm ở khoản 2, điều 1, cụ thể:
     
    "2. Đối tượng không áp dụng:
     
    a) Cán bộ thuộc diện xếp lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.
     
    b) Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.
     
    c) Công chức cấp xã chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP."
     
    Trân trọng./.

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net