Sang tên quyền SDĐ

Chủ đề   RSS   
  • #304883 03/01/2014

    dinh_taii

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Sang tên quyền SDĐ

    Xin chào diễn đàn!

    Tôi có một số thắc mắc xin được mọi người tư vấn

    Khi cha mẹ tôi cưới nhau tự tay gầy dựng lên một số ts trong đó có đất đai (không phải ts do ông bà nội ngoại cho khi cưới), trong đó có mảnh đất cha tôi đứng tên quyền sdđ và có mảnh đất cha và mẹ tôi cùng đứng tên quyền sdđ. Khi cha tôi qua đời không để lại di chúc, bây giờ nhà tôi muốn sang tên quyền sdđ sang tên mẹ tôi có được không? hiện giờ ông bà ngoại tôi không còn, ông bà nội còn sống, vậy ông bà có quyền chanh chấp gì trong ts đó không? Trường hợp của nhà tôi là thuộc về luật dân sự hay luật đất đai?

    Cảm ơn!

     
    4877 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #305023   04/01/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    - Về pháp luật: Bộ luật dân sự là luật chung còn Luật đất đai là luật riêng (chuyên ngành) nên tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà xem xét xem quy định nào điều chỉnh.

    - Bố bạn mất không để lại di chúc thì di sản (phần tài sản của bố bạn) chia theo pháp luật (nguyên tắc chung là chia đều) cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm bố, mẹ, vợ và các con của người đã mất (bố bạn). Vì vậy ông bà nội của bạn có quyền tranh chấp hoặc quyết định phần di sản theo quyền hưởng thừa kế của mình. Tài sản chung của bố mẹ bạn là tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Trên cơ sở thông tin bạn nêu thì có lẽ 02 mảnh đất đó là tài sản chung của bố mẹ bạn và mỗi người được 1/2. Như vậy, 1/2 tổng số tài sản bạn nêu là di sản của bố bạn và mỗi đồng thừa kế được hưởng 01 phần bằng nhau.

    - Mẹ bạn chỉ có thể sang tên được sau khi tất cả các đồng thừa kế đồng ý hoặc di sản của bố bạn được chia xong.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    dinh_taii (24/11/2016)
  • #305026   04/01/2014

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần


    """Tôi có một số thắc mắc xin được mọi người tư vấn

    Khi cha mẹ tôi cưới nhau tự tay gầy dựng lên một số ts trong đó có đất đai (không phải ts do ông bà nội ngoại cho khi cưới), trong đó có mảnh đất cha tôi đứng tên quyền sdđ và có mảnh đất cha và mẹ tôi cùng đứng tên quyền sdđ. Khi cha tôi qua đời không để lại di chúc, bây giờ nhà tôi muốn sang tên quyền sdđ sang tên mẹ tôi có được không? hiện giờ ông bà ngoại tôi không còn, ông bà nội còn sống, vậy ông bà có quyền chanh chấp gì trong ts đó không? Trường hợp của nhà tôi là thuộc về luật dân sự hay luật đất đai?"""

    trả lời:

    1. Theo như em trình bày do ba em mất không để lại di chúc nên căn cứ điều 676 bộ luật dân sự 2005 thì ông bà nội em, mẹ em và các anh chị em của em thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên phần di sản do ba em để lại sẽ chia đều cho các đồng thừa kế như anh đã nêu trên

    Cách phân chia theo luật: Tạm gọi khối tài sản đất đai nhà cửa mà ba mẹ em có là A tạm tính là 80.000.000 đồng

    - 1/2 tài sản trên thuộc quyền sở hữu của ba em và 1/2 của mẹ em.

    - Do ba e chết ko để lại di chúc nên tài sản của ba em (40.000.000) sẽ được chia đều cho các đồng sở hữu gồm ông, bà nội,mẹ em và em cùng các anh chi em của em (nếu có)

    1.1 nếu ba em chỉ có  mình em là con thì tài sản của ba em nêu trên chia làm 4 phần tức ông bà nội mỗi người được hưởng 1/4 giá trị tài sản của ba em để lại (ông bà mỗi người được hưởng tương đương 10.000.000 đồng theo ví dụ nêu trên)

    2. Trường hợp em hỏi vấn đề trên được gọi chung là quan hệ dân sự, được điề chỉnh bởi nhiều luật liên quan như Bộ luật Dân sự, luật đất đai, luật hôn nhân và gia đình ....và các văn bản liên quan.

    VD Khi chia tài sản thì cần xác định quan hệ vợ chồng, con cái, cha mẹ thì căn cứ luật hôn nhân và gia đình, căn cứ các quy định về quyền nhân thân trong luật dân sự, với tài sản là nhà và đất thì căn cứ luật nhà ở và luật đất đai .....do vậy em không cần hiểu là áp dụng luật nào , mà chỉ cần hiểu theo luật sẽ giải quyết như thế nào  !

    em có thể tham khảo thêm điều 676 Bộ luật dân sự 2005

    Người thừa kế theo pháp luật 

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_ThaiHung vì bài viết hữu ích
    dinh_taii (24/11/2016)
  • #305088   04/01/2014

    nghesicaydan
    nghesicaydan

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2011
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 695
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Bà nội vẫn được hưởng thừa kế một phần di sản. Trong trường hợp này nếu sang toàn bộ cho mẹ bạn thì phải được sự đồng ý của bà nội. Nếu tranh chấp thì chỉ có khởi kiện thôi.

    Tư Vấn Pháp Luật Miễn Phí - Niềm Tin Pháp Lý Email: tuvanluat123@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nghesicaydan vì bài viết hữu ích
    dinh_taii (24/11/2016)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com