Chia di sản không có di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #301124 06/12/2013

    khuatthanhtrung

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia di sản không có di chúc

    cha mẹ tôi sinh được 3 chi em, 2 chi tôi đã đi lấy chồng. năm 2005 mẹ tôi mất , để lại 1 căn nhà và 600m2 đất, đứng tên chủ sở hữu đất là mẹ tôi. bây giờ bố tôi muốn giao kaij quyên sơ hữu nhà và đât cho tôi, thì có cần sự đồng ý của các chị tôi không. giả sử 1 trong 2 người không đồng ý thì quyên sở hữu đất có giao lại cho tôi được hay không. nếu muôn được sở hữu quyền sử đất thì phải lam như thế nào.

     

     
    4638 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #301250   07/12/2013

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Chia di sản không có di chúc

    Theo bạn trình bày thì tôi hiểu mẹ bạn trước khi chết không để lại di chúc, tài sản để lại thừa kế theo luật là Quyền sử dụng đất. Tài sản này sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn là:

    Chồng, Bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của mẹ bạn

    Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự

    Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #301295   07/12/2013

    khuatthanhtrung
    khuatthanhtrung

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    thê tôi muôn hỏi giờ gia đình tôi muôn chuyển sổ đỏ cho cha tôi đươc không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #301629   10/12/2013

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần


    Theo như e nói, thì tài sản trên trên buộc phải chia thừa kế (do không có di chúc).

    Vì vậy nếu bố em muốn giao cho em thì bắt buộc phải có sự đồng ý của 02 người chị của em.

    Muốn làm sở hữu sang tên em thì phải thực hiện thủ tục kê khai/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, sau khi kê khai thì những đồng thừa kế phải tiến hành thủ tục chuyển nhượng hoặc tặng cho phần được hưởng cho em

    nếu thỏa thuận phân chia giao cho em toàn quyền thì xong khi thỏa thuận phân chia xong thì e phải tiến hành thủ tục snag tên!

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_ThaiHung vì bài viết hữu ích
    khuatthanhtrung (13/12/2013)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com