Khoảng năm 1997, trên phần đất của mình, cha tôi đào một cái mương cập ranh giữa đất của Cha tôi với đất của hộ giáp ranh. Mương dài 80 mét, rộng 02 mét. Khi đào mương, cha tôi còn chừa lại 01 mét ngang (dài 80 mét) nữa mới tới đường ranh đất giữa hai hộ. Trên 01 mét đất này cha tôi trồng cây bình bát để giử cho đất không bi sạt lỡ.
Trên bờ mương còn lại, cha tôi có trồng 01 hàng dừa, đến nay hàng dừa vẫn còn sống Bình bát và bờ mương 01 mét phía bên kia thì bin lỡ mất hết dấu vết). Việc cha tôi đào mương, trồng dừa hiện nay có một số người biết và đồng ý làm nhân chứng trước tòa.
Năm 2012, hộ bên kia làm đơn gửi Tòa án huyện thưa cha tôi lấn ranh đất (ranh đất tại thời điểm hộ bên kia thưa nằm cách hàng dừa được trồng năm 1997 là 2,5 mét.
Năm 2013, tòa án tuyên hộ bên kía thắng, bắt Cha tôi phải trã lại cho Hộ bên kia 01 mét (tính từ ranh đất tại thời điểm tranh chấp).
Căn cứ để tòa án huyện tuyên án như vậy là vì: Hộ bên kia có sổ đỏ và ranh giới được ghi trong sổ đỏ là điểm cách hàng dừa hiện tại 1.5 mét (Sổ đỏ này được cấp vào năm 1995, gia đình tôi không hề biết, không có ký giáp ranh...).
Sổ đỏ của hộ bên kia được cắp vào năm 1995, diện tích lấn qua đất của cha tôi tới 1,5 mét bề ngang. Nhưng vì không biết sổ đỏ của hộ bên kia không đúng diện tích nên từ trước tới nay Cha tôi không ó khiếu kiện gì.
Luật sư cho hỏi:
Tòa tuyên án như vậy là đúng không.
Trong trường hợp này, sổ đỏ đó có được xem là chứng cứ duy nhất để tuyên án không?
Xác nhận của những người biết rõ về vụ việc, hiện nay vẫn còn sống có được xem là chứng cứ để xem xet vụ án không?
Chân thành cám ơn!