Chào bạn!
Câu hỏi của bạn không rõ nghĩa, bạn có thể gửi câu hỏi lại.
Tôi giả sử tình huống sau, nếu đúng thì tôi tư vấn cho bạn như sau:
Giả sử: Ba bạn và cô chú bạn đứng tên chung một mảnh đất đã có giấy chứng nhận đứng tên 3 người. Đến nay cô, chú bạn đã dấu ba bạn và bán cho bác của bạn mảnh đất này. Việc này mãi sau ba bạn mới biết vì phát hiện ra giấy tờ nhà đất có cả tên của ba bạn. Ba bạn đã trao đổi việc này với bác bạn và bác bạn có thừa nhận nhưng không có ký giấy tờ, có cả họ hàng làm chứng, bac bạn cũng đã trả được một phần tiền, tuy nhiên bây giờ ông không trả nữa. Vậy ba bạn có thể khởi kiện được không? có thắng được không?
Về phần tư vấn:
1. Đối với việc ba bạn có thể khởi kiện được không thì hoàn toàn có thể khởi kiện được?
2. Có thẳng kiện được không thì phải dựa bào Bản án có hiệu lực pháp luật do Hội đồng xét xử của Tòa án có thẩm quyền quyết định.
Các cơ sở pháp lý sau sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề:
Theo Quy định tại Điều 214 Bộ luật Dân sự về sở hữu chung thì:
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản, tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung. Vì không xác định được phần tài sản của bố bạn và cô, chú bạn nên đây được xác định là tài sản chung hợp nhất.
Theo Điều 223 Bộ luật Dân sự quy định về định đoạt tài sản chung thì việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung.
Việc cô chú bạn bán toàn bộ tài sản chung trong đó có phần của bố bạn là vi phạm pháp luật và theo Điều 122 Bộ luật Dân sự thì giao dịch mua bán giữa cô chú bạn và bác bạn sẽ bị vô hiệu vì đã vi phạm pháp luật
Do đó, bố bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để đòi phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
Luật sư Ngô Thế Thêm
Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997
LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt
Email: luatsungothethem@gmail.com