Tranh chấp thừa kế tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #203492 26/07/2012

    Tranh chấp thừa kế tài sản

    Thưa các Luật Sư:

    Trước khi hỏi ý kiến tư vấn, tôi chúc các Luật sư sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

    Tôi rất mong các Luật sư tư vấn cho tôi về vấn đề tranh chấp thừa kế tài sản. Cụ thể sau đây:

    Cha của tôi qua đời năm 2010 và không có để lại di chúc, lúc thiếu thời cha tôi có tất cả là 4 bà vợ và 14 người con (cha tôi rất đào hoa). Hai người vợ đã qua đời trước ba tôi đó là bà vợ cả và bà vợ thứ 3, mẹ của tôi là bà vợ thứ 2. Hiện nay 10 người con trong số 14 đang định cư tại Mỹ và Canada. Người vợ cả(đã chết) có 7 người con, vợ thừ 2(là mẹ của tôi) có 3 người con, vợ thứ 3(đã chết) có 3 người con, và người vợ thừ 4 chỉ có 1 người con.

    Ba tôi để lại 1 căn nhà cũng rất lớn và gía trị, cũng là căn nhà mà mẹ của tôi và 3 anh em tôi sống trước khi định cư tại Mỹ năm 1981. Người con trai út của bà vợ cả dọn vào ở chung hộ khẩu với ba của tôi sau khi ba của tôi bán đi căn nhà của bà vợ cả vì đã qua đời. Nói tóm lại tất cả nhà và đất đều chỉ có tên của ba tôi đứng hết ngoài ra không có tên của ai cả. Sau khi Ba của tôi qua đời, người con trai út của bà vợ cả làm giấy tờ khai nhận di sản của cha tôi để lại, nhưng chỉ khai có 7( 3 người định cư tại Mỹ, 1 người định cư tại Canada, và 3 người ở Vietnam ) người con của bà vợ cả và ba của tôi mà thôi. Sau khi được hợp thức chuyển tên nhà và đất của cha tôi qua tên của người con trai út vì được anh chị ở Mỹ và Canada làm giấy tờ ủy quyền và chuyển tặng phần cho, sau đó người con trai út này đã thế chấp căn nhà cho ngân hàng phương nam để mượn tiền trong vòng 1 năm thời hạn. Bảy anh em còn lại chúng tôi đã nộp đơn lên tòa án TPHCM thưa kiện và đã được thụ lý hồ sơ vì có đầy đủ bằng chứng chúng tôi cũng là một trong những đồng thừa kế của cha tôi. Việc thưa kiện đã bắc đầu từ tháng 2, năm 2011 cho đến nay vẫn chưa được thi hành án hay là xử án, nhưng hiện nay người con trai út của bà vợ cả không có tiền trả lại ngân hàng phương nam theo thời hạn quy định trong hợp đồng, và đã bị ngân hàng khởi kiện tại tòa án quận bình thạnh. Tôi xin được sự hướng dẫn và tư vấn của các luật sư theo những vấn đề thắc mắc sau đây:

    Tòa án quận bình thạnh có phải nên chuyển sự kiên ngân hàng phương nam về tòa án TPHCM để xử cùng chung không? trong trường hợp này ngân hàng có quyền bán nhà để thu hồi vốn trước khi tòa án TPHCM xử sự kiện tranh chấp thừa kế không? làm thế nào để yêu cầu tòa ánTPHCM xử án mà không khéo dài vô thời hạn? làm thế nào để ngăn chặn số tiền còn lại sau khi ngân hàng  phương nam tất toán không vào tay của người con trai út trước khi tòa án xét sử?

    Tôi xin thành thật cám ơn các luật sư đã bỏ thời gian qúy báo để tham khảo và hướng dẩn cho tôi về luật pháp.

     

     

     
    5344 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #204083   28/07/2012

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời:

    Chào bạn!
    1. Nếu có căn cứ xác định nguyên đơn trong vụ án đó thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha bạn và việc khai nhận di sản thừa kế do người con trai út thực hiện là không đúng pháp luật (không đủ chữ ký của các thừa kế) thì Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

    2. Điều 38 BLTTDS quy định về "nhập hoặc tách vụ án " dân sự như sau:

    1. Toà án có thể nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Toà án đó đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật.

    2. Toà án có thể tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật.

    3. Khi nhập hoặc tách vụ án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Toà án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.".

    Bạn có thể yêu cầu Tòa án căn cứ vào quy định pháp luật trên để yêu cầu Tòa án nhập hai vụ án đó làm một để giải quyết vụ án được triệt để và đúng pháp luật.

    3. Thời hạn chuẩn bị xét xử được BLTTDS quy định như sau:

    "Điều 179. Thời hạn chuẩn bị xét xử

    1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau:

    a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

    b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

    Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

    2. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định sau đây:

    a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;

    b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

    c) Đình chỉ giải quyết vụ án;

    d) Đưa vụ án ra xét xử.

    3. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.".

    Bạn có thể căn cứ vào quy định pháp luật trên để yêu cầu Tòa án sớm đưa vụ án ra xét xử. Nếu có căn cứ xác định vị Thẩm phán phụ trách vụ án đó không đủ năng lực để giải quyết vụ án đó hoặc không khách quan thì bạn có thể gửi đơn tới Chánh án để yêu cầu thay đổi vị Thẩm phán đó bằng một Thẩm phán khác.

    4. Nếu Tòa án nhập hai vụ án đó để giải quyết thì sẽ xem lại việc thế chấp vay vốn đó có tuân thủ quy định pháp luật hay không? Nếu thủ tục thế chấp hợp pháp thì Tòa án thường nghiêng về việc bảo vệ khoản vay của Ngân hàng chấp nhận yêu cầu đòi nợ và xử lý tài sản thế chấp. Nếu thủ tục thế chấp chưa hợp pháp thì Ngân hàng sẽ thua kiện.

    Trong vụ việc trên cũng có căn cứ để xác định Hợp đồng thế chấp vô hiệu một phần (đối với phần di sản của những người không có tên trong Văn bản khai nhận di sản thừa kế).

    5. Nếu Tòa án chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng thì số tài sản sau khi Ngân hàng xử lý sẽ trả cho những người không có tên trong Văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất của ba bạn (thực tế mỗi Tòa xử một khác).

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #204232   29/07/2012

    xin gởi lời cám ơn đến đoàn luật sư đã giúp đở trong ý kiến luật pháp tư vấn rất rỏ ràng. Em xin được hỏi thêm ý kiến vài vấn đề chưa được thông xuốt sau đây:

    1.  Tòa án TP Hồ Chí Minh đã thụ lý giải quyết vụ án tranh chấp tài sản thừa kế vì có căn cứ là 7 tờ giấy khai sanh của 7 người con của cha em không có tên trong danh sách thừa kế di sản do người con trai út của bà vợ cả khai nhận, nhưng đã tạm đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do chờ sự ủy thác của những đồng thừa kế khác đang định cư tại nước ngoài. Ngày tòa án thụ lý là ngày 27 tháng 5 năm 2011 và tòa đã gởi ra văn thư triệp tập tất cả dân sự cho liên quan đến vụ án để lấy bản tự khai của mỗi đương sự, tất cả là 16 người. Hiện nay đã có 8 người tình nguyện nộp bản tự khai theo lời yêu cầu của tòa án, còn lại 8 người (7 người định cư tại nước ngoài) đã 2 lần đống tiền cho tòa án tống đạt công văn hồ sơ ủy thác cho những người còn lại nhưng tòa án vẫn chưa nhận được công văn hồi đáp, nhưng lần 2 có 3 người công văn đã gởi đi và bị trả lại ngày 29 tháng 12 năm 2011 vì lý do tòa án không dùng đúng công văn mới được điều chỉnh có hiệu lực pháp luật mới ban hành. Cho đến hôm nay tòa án vẫn chưa đưa ra công văn mới để gởi đi, cô thư ký đại diện cho bà thẩm phán cứ hẹn mỗi lần đến tòa án hỏi nhưng không thấy thực hiện, em xin hỏi:

    Tòa án làm như vậy có hợp lý không?  em phải làm gì trong trường hợp này? em có phải làm đơn yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ án không? và có nên xin thay đổi người thẩm phán khác không? trong 7 người định cư tại nước ngoài đã có 4 người là anh chị ruột của người con trai út của bà vợ cả và đã làm giấy ủy quyền cho người cháu gái cũng là con gái của người con trai út của bà vợ cả được quyền quyết định cho họ, vậy xin hỏi tòa án có cần chờ đợi sự ủy thác của họ không mặc dù đã đóng tiền tống văn thư 2 lần nhưng tòa án chưa nhận được hồi đáp? 

    2.  Hiện nay ngân hàng Phương Nam đã khởi kiện người con trai út của bà vợ cả vì không tất toán số tiền vay mượn theo đúng với hợp đồng và đã dùng căn nhà để thế chấp như em đã nêu qua. Ngân hàng Phương Nam đã được quận Bình Thạnh thụ lý hồ sơ vì căn nhà nằm trong vị trí quận Bình Thạnh, em xin hỏi:

    Trong trường hợp này, có phải em nên làm đơn yêu cầu tòa án TPHCM chuyển vụ án của ngân hàng Phương Nam và người con trai út của bà vợ cả ở tòa án quận Bình Thạnh đến tòa án TPHCM để sử chung hay là cùng một tòa án hay không? khi tòa án quận Bình Thạnh thụ lý giải quyết vụ án hoàn toàn không hay biết về việc trang chấp tài sản của căn nhà và đang được tòa án TPHCM thụ lý giải quyết vụ án vì ngân hàng Phương Nam cố ý không hợp tác với tòa án TPHCM mặc dù đã nhận được văn thư của tòa án. Em có đến gặp ông thẩm phán quận Bình Thạnh và đã nộp hết tất cả hồ sơ có liên quan đến vụ án và căn nhà, nhưng cho đến nay chưa nhận được công văn cho biết sẻ giải quyết như thế nào. Em có phải làm đơn yêu cầu tòa án quận Bình Thạnh hay không, và đơn gọi là gì?

    3.  Cô thư ký đại diện cho bà thẩm phán TPHCM hướng dẩn em làm đơn xin yêu cầu tòa án áp dụng khẩn cắp giử lại số tài sản sau khi ngân hàng Phương Nam xử lý để tránh trường hợp giao cho người con trai út của bà vợ cả tẩu toán, nhưng phải đóng tiền thế chấp để bảo đãm cho việc gây thiệt hại trong việc yêu cầu là khoảng 300.000.000 triệu đồng (em không có đủ khả năng), em xin hỏi:

    Cách hướng dẫn này có hợp lý không? trong khi tòa án đã thu nhận hết những giấy tờ hồ sơ chứng cứ và chứng minh người con trai út của bà vợ cả đã khai nhận di sản thừa kế không đúng với pháp luật cho nên hoàn toàn không có liên quan đến việc gây thiệt hại cho đối phương. Em cần phải làm gì trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi cho em và những người đồng thừa kế khác?

    4.  Em phải làm thế nào để có thể làm liên hợp chặc chẻ giữa tòa án TPHCM, tòa án quận Bình Thạnh, ngân hàng Phương Nam trong việc giải quyết vụ án tranh chấp này, để số tài sản còn lại không vào tay người con trai út của bà vợ cả trrước khi tòa án TPHCM giải quyết hoàn tất theo pháp luật?

    5.  Người con trai út của bà vợ cả có tội hay không vì khai không đúng với sự thật và làm giấy tờ khai nhận di sản không đúng với pháp luật? người con trai út của bà vợ cả đã nộp bản tự khai cho tòa án rằng hoàn toàn không hay biết gì mối quan hệ của cha tôi với những người con với những bà vợ khác. Tôi đã nộp đơn và đính kèm theo một số hình ảnh chứng cứ người con trai út của bà vợ cả hoàn toàn biết rất rỏ và thậm chí có liên lạc với tất cả chúng tôi, vì đây là âm mưu chiếm đoạt tài sản.

    Em xin chân thành cám ơn lòng nhiệt tâm giúp đở đến qúy đoàn luật sư, và đã bỏ ra thời gian qúy báo để hướng dẫn em trong việc tư vấn pháp luật. Em xin thay mặt cho những đồng thừa kế khác cảm ơn một lần nữa rất nhiều và rất nhiều, chúc đoàn luật sư mỗi ngày đều sức khỏe, hạnh phúc, và thành công trong cuộc sống.

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư ĐẶNG VĂN CƯỜNG, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà VP số 65B phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, thành phố Hà Nội

Mobile: 0977.999.896 - 046.2929.386. Fax: 0437.327.407

Gmail: :LuatSuChinhPhap@gmail.com. Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn