Thừa kế theo di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #180613 23/04/2012

    LamChi

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Thừa kế theo di chúc

    Kính chào các luật sư,
    Sau khi tham khảo các nội dung tư vấn của các luật sư tại diễn đàn này, ngoài việc được tìm hiểu và bổ sung thêm cho mình những kiến thức cơ bản về luật, tôi còn thấy được tấm lòng thật sự hướng về cộng đồng của quý vị.
    Bằng sự tin tưởng cao độ, tôi xin được gửi gấm nội dung mà tôi còn nhiều trăn trở, không biết phải thực hiện như thế nào cho phù hợp với các quy định hiện hành về trường hợp thừa kế của gia đình tôi hiện nay. Rất mong nhận được sự quan tâm và hướng dẫn từ các luật sư.

    Cụ thể như sau:
    - Ông bà Nội tôi có 1 căn nhà chung. Sổ hồng thể hiện rõ tên của cả 2 người.
    - Sổ hồng được cấp lần đầu vào năm 2004. Bà Nội tôi đã mất năm 2002. Khi xin cấp sổ hồng, ông Nội tôi cũng đã thực hiện kê khai cho các thừa kế (theo pháp luật) cho phần di sản của bà Nội tôi, thể hiện trên tờ khai trước bạ. Tại thời điểm kê khai trước bạ (năm 2004), những người được thừa kế di sản của bà Nội tôi gồm:
    1 * cha mẹ của bà Nội (chết trước đã lâu)
    2 * ông Nội tôi (là chồng của bà)
    3 * Lâm Nghĩa Đức (con trai, còn sống)
    4 * Lâm Tú Vân (con gái, đã chết, có 3 thừa kế thế vị đã được liệt kê tên cụ thể trên tờ khai trước bạ 2004)
    5 * Lâm Nghĩa Thành (mới chết năm 2011, có 2 thừa kế thế vị nhưng chưa làm thủ tục khai nhận di sản)
    6 * Lâm Nghĩa Quang (con trai, còn sống)
    7 * Lâm Nghĩa Minh (con trai, chết năm 1983, có 1 thừa kế thế vị đã được liệt kê tên cụ thể trên tờ khai trước bạ 2004. Người thừa kế thế vị này hiện định cư ở Đức)
    8 * Lâm Nghĩa Hải (con trai, chết năm 1993, độc thân)
    9 * Lâm Thị Điểu (con gái, đã lập hợp đồng cho (tặng) phần di sản thừa kế của mình cho tôi. Phần di sản được cho (tặng) này tôi đã thực hiện xong nghĩa vụ thuế trước bạ và thuế TNCN theo quy định)
    10 * Lâm Thị Nguyên (con gái, đã lập hợp đồng cho (tặng) phần di sản thừa kế của mình cho tôi. Phần di sản được cho (tặng) này tôi đã thực hiện xong nghĩa vụ thuế trước bạ và thuế TNCN theo quy định)
    Như vậy, theo tôi hiểu thì tại thời điểm bà Nội tôi chết, phần di sản của bà Nội tôi để lại sẽ được chia đều cho 8 người gồm những người ở mục 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10.

    Về phần di sản của ông Nội tôi: năm 2004 ông Nội tôi đã lập di chúc (tại phòng công chứng số 1) để cho toàn bộ phần di sản này cho em họ tôi. Người em họ này cũng là người thừa kế thế vị hợp pháp của ông Lâm Nghĩa Minh (mục số 8).

    Tháng 12/2009 ông Nội tôi mất. Trước đó, trong thời gian ông Nội tôi nằm viện dài ngày để điều trị bệnh già, ông đã giao lại cho tôi giữ toàn bộ giấy tờ pháp lý về sở hữu hợp pháp của căn nhà: sổ hồng gốc, tờ khai trước bạ gốc, biên lai nộp thuế trước bạ gốc, ... với mong muốn em họ tôi sẽ thuận tiện hơn trong việc khai nhận thừa kế và quản lý di sản sau này. Chính điều này đã gây "khó chịu" cho những người thừa kế phần di sản của bà Nội tôi.

    Tháng 6/2011 em họ tôi về nước và lập hợp đồng uỷ quyền cho tôi để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, kê khai nộp thuế, quản lý và sử dụng phần di sản thừa kế này tại VN. Tôi cũng đã thực hiện xong thủ tục khai nhận di sản, nộp thuế trước bạ cho phần di sản này theo nội dung đã được uỷ quyền.

    Tuy nhiên, rắc rối phát sinh tại đây: do nhận thức pháp luật còn hạn chế, những người thừa kế ở mục 3, 6 cho rằng: cha mẹ chết thì con trai sẽ được hưởng toàn bộ căn nhà di sản này mà không cần biết gì đến di chúc của ông Nội tôi đã lập trước đây. Hiện nay, người chú ruột tên Quang (mục số 6) vẫn tiếp tục sống tại căn nhà này như trước đây và công khai gây khó dễ cho tôi trong việc ra vào hương khói cho ông bà Nội tôi tại căn nhà này. Ông tuyên bố với bà con trong họ rằng ông không công nhận chúng tôi là con cháu trong nhà. Và vì không chịu nỗi những lời rủa xả độc mồm của 2 người cô ruột (mục 9, 10) dành cho ông Nội, tôi buộc lòng phải nhận "nhượng" lại phần di sản mà họ thừa kế từ bà Nội tôi. 

    Thật sự, với chị em chúng tôi, chúng tôi vẫn muốn gìn giữ nguyên vẹn căn nhà này cho ông bà Nội, căn nhà mà chúng tôi biết rằng ông bà đã phải mất cả đời tuổi trẻ để xây dựng nên, căn nhà với biết bao kỷ niệm: nơi này chúng tôi đã được sinh ra và khôn lớn trong sự yêu thương nhân từ và đức độ của ông bà Nội. Đối với chúng tôi, nơi này chính là nơi "chôn nhau cắt rốn" mà chúng tôi có nghĩa vụ phải giữ gìn bằng mọi giá.

    Chúng tôi cũng không có ý tranh giành gì với mấy cô, chú. Chỉ vì ông Nội tôi biết rõ sự tham lam và ích kỷ của những người còn sống nên ông đã nhờ đến pháp luật bảo hộ quyền thừa kế cho em họ tôi bằng cách lập di chúc hợp pháp. Cũng từ tờ di chúc này mà từ năm 2004 cho đến cuối đời, không có ai ngoài mấy chị em tôi chăm sóc phần lớn cho ông, từ kinh tế đến tinh thần. Vì vậy, chị em chúng tôi đang băn khoăn về việc sẽ kiện ra toà để yêu cầu chia thừa kế. Đây là một việc làm chúng tôi hết sức đau lòng vì thật sự chúng tôi không hề muốn thực hiện.

    Vậy nên, tôi kính mong quý luật sư hướng dẫn giùm chúng tôi các thủ tục cần thiết như thế nào để nếu cần, chúng tôi sẽ thực hiện việc yêu cầu toà án tuyên bố chia phần di sản thừa kế này theo đúng quy định của pháp luật.

    Và một câu hỏi cuối, nhưng rất quan trọng: trong trường hợp di sản này được chia theo luật định, chúng tôi có phải là đối tượng được ưu tiên mua lại những phần thừa kế trên khối di sản chung này hay không? Vì chúng tôi mong muốn được tiếp tục thờ cúng ông bà tại căn nhà này.

    Tôi thật sự bối rối trong vấn đề này. Kính mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tư vấn của quý vị!
    Xin nhận nơi tôi lòng biết ơn chân thành nhất!


    Vui lòng liên lạc với tôi tại luckylamchi@yahoo.com hoặc lamchi.mnc@gmail.com
    Tel: 0983 997 338





    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 23/04/2012 11:09:21 CH
     
    7087 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #180661   23/04/2012

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!
    Với các thông tin anh cung cấp tôi có thể tư vấn cho bạn như sau:
    Dù số hồng như bạn nêu được cấp năm 2004 (khi đó bà nội bạn đã mất) nhưng vẫn có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nay ông nội bạn cũng đã mất và có lập di chúc để lại tài sản cho em bạn về nội dung này xin được giải thích với bạn như sau:
    Theo quy định tại điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản này là tài sản chung của vợ chồng nên việc định đoạt phải có ý kiến của cả hai người.... Trong trường hợp phải phân chia thì mỗi người được quyền sử dụng, sở hữu 1/2 tức là ông nội bạn chỉ có quyền sử dụng, sở hữu một phần hai căn nhà đó thôi nên nếu di chúc của ông nội bạn mà định đoạt toàn bộ tài sản là không phù hợp quy định pháp luật và di chúc này sẽ bị coi là vô hiệu một phần.
    Thứ hai trường hợp chia di sản thừa kế của bà nội bạn sẽ được chia cho các đồng thừa kế gồm những người sau:
    Ông nội bạn;
    Cha bạn và những người như bạn đã nêu.
    Trong trường hợp này không có tranh chấp về hàng thừa kế mà chỉ đang tranh chấp về quyền sử dụng tài sản, tỷ lệ được hưởng di sản. Tất cả các thành viên đã không thể thỏa thuận được với nhau như vậy để giải quyết triệt để vấn đề buộc phải nhờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết là tòa án các cấp.....
    Khi giải quyết tại tòa án nếu phần di chúc của ông nội bạn bị tuyên vô hiệu hoàn toàn thì toàn bộ tài sản của ông bà nội bạn sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế các con đẻ, con nuôi của ông bà nội bạn và bao gồm cả thừa kế thế vị.
    Để có thể khởi kiện vụ việc ra tòa thì bạn phải có hồ sơ khởi kiện gồm đơn khởi kiện, di chúc của ông nội bạn, giấy tờ nhân thân của người khởi kiện...., giấy tờ chứng minh quyền sử dụng tài sản của ông bà nội bạn, tên địa chỉ của những người bị khởi kiện.
    Trường hợp phân chia di sản sau khi đã xác định được cụ thể kỷ phần của từng người nhưng không thực hiện việc tách thửa hoặc không tách thửa được thì tài sản lúc này là tài sản chung và các đồng thừa kế là những người đồng sử dụng có quyền và nghĩa vụ giống nhau, việc định đoạt di sản đó phải được sự đồng ý của tất cả đồng sở hữu.
    Một trong những người đồng sở hữu có thể mua phần tài sản của đồng sở hữu khác nếu các bên thống nhất được với nhau về việc chuyển nhượng.
    Tất cả các đồng thừa kế (đồng sở hữu) được quyền ưu tiên mua lại kỷ phần của đồng thừa kế khác.
    Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư, nếu còn vướng mắc bạn có thể hỏi tiếp để được trả lời./.
    Chúc bạnh mạnh khỏe và thành công!

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LuatSuDuongVanMai vì bài viết hữu ích
    LamChi (24/04/2012) PHAMTHANHHOANG.DC (25/07/2014)
  • #180840   24/04/2012

    LamChi
    LamChi

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính thưa luật sư, tôi chân thành cám ơn sự quan tâm và tư vấn của luật sư đối với trường hợp này của tôi. Tôi xin được trình bày thêm như vầy:
    Về nội dung di chúc của ông Nội tôi, tôi khẳng định rằng nội dung di chúc hoàn toàn đúng theo quy định về tính hợp pháp của nội dung di chúc, nó thể hiện rõ ông Nội tôi chỉ định đoạt đúng phần di sản sở hữu của ông Nội là 1/2 căn nhà cộng với phần thừa kế di sản do bà Nội mất trước để lại trong khối tài sản chung là căn nhà nêu trên.
    Vấn đề tôi thật sự băn khoăn chính là việc xác định tỷ lệ được hưởng di sản và nghĩa vụ thực hiện đóng thuế thổ trạch hàng năm (hình như nay người ta gọi nó là thuế đất phi nông nghiệp thì phải). Chúng tôi xác định rằng: quyền sử dụng di sản thừa kế này là ngang nhau. Con cháu trong dòng họ ai cần hoặc khó khăn về chổ ở đều có thể về để ở. Đây cũng là 1 trong những di nguyện của ông Nội tôi khi ông còn sống.

    Điều tôi cần thực hiện là:

    1. Sự đồng ý xác nhận tỷ lệ phần di sản của mình được thừa kế.
    2. Thông báo rõ nội dung chi tiết các đồng thừa kế tại căn nhà này để tránh trường hợp người đang sử dụng di sản này sẽ có hành vi qua mặt cơ quan quản lý nhà nước để làm các thủ tục xin cấp lại sổ hồng do mất mát (vì tôi đã nghe được lời cảnh báo).
    3. Đồng thời tôi muốn được trực tiếp kê khai thực hiện nghĩa vụ nộp thuế (các loại thuế theo quy định) hàng năm. Hoặc nếu người đang sử dụng căn nhà này kê khai và nộp thuế thì tôi phải được thông báo cụ thể để tôi được chia sẽ phần thuế theo đúng tỷ lệ sở hữu của tôi trong cả căn nhà này. Việc này hiện nay tôi không được chú tôi cung cấp thông tin gì cả.

    Xin luật sư hãy tư vấn giúp: tôi phải thực hiện các điều trên như thế nào? Trình tự ra sao? Tôi sẽ liên hệ những cơ quan quản lý nhà nước nào?

    Xin chân thành cám ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #180954   24/04/2012

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!
    Như vậy với những thông tin bổ sung nêu trên luật sư trả lời bạn như sau:
    Trước hết để xác định tỷ lệ (kỷ phần) của mỗi người thừa kế được hưởng bao nhiêu thì cần phải chia thừa kế của ông nội bạn. Trước hết cần phải thực hiện việc khai nhận thừa kế, nếu các đồng thừa kế không thể thống nhất thì có thể khởi kiện đến tòa để mở thừa kế của ông nội bạn.
    Sau khi mở thừa kế mới xác định được quyền và nghĩa vụ của những người thừa kế (số tài sản được thụ hưởng, nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước....). Do chưa xác định rõ kỷ phần mỗi người được hưởng nên tạm thời một người có thể quản lý và đại diện những người được thừa kế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.
    Nếu chưa thực hiện việc khai nhận thừa kế thì không ai có thể yêu cầu văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được, về điều này bạn có thể yên tâm.
    Để có thể biết được các thông tin liên quan đến thửa đất bạn có thể liên hệ với địa chính xã, phường hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là sẽ rõ.
    Trên đây là một số nội dung bổ sung theo thông tin bạn cung cấp./.

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LuatSuDuongVanMai vì bài viết hữu ích
    LamChi (25/04/2012)
  • #181139   25/04/2012

    LamChi
    LamChi

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cám ơn luật sư rất nhiều!
    Với hướng dẫn như trên, Tôi sẽ liên hệ với UBND phường để tìm hiểu thêm về nghĩa vụ thuế thổ trạch hàng năm.
    Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #181266   25/04/2012

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Không có gì, chúc bạn sớm giải quyết được vướng mắc.

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư. DƯƠNG VĂN MAI - Email: Lsduongmai@gmail.com

CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG, ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - http://www.luatbachduong.vn

Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Tổng đài tư vấn: 19006281