Có thể ly hôn và giành quyền nuôi con không ạ?

Chủ đề   RSS   
  • #171128 10/03/2012

    hoangvietlinh

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Có thể ly hôn và giành quyền nuôi con không ạ?

    Tôi có người bạn thân, anh ấy là người ngoại tỉnh lấy vợ tại Đà Nẵng và sinh sống làm việc tại Đà Nẵng. Hai vợ chồng họ hiện ly thân, người vợ đã viết đơn ly hôn vài lần nhưng anh ấy đề nghị thương lượng về việc nuôi con (họ có một con chung năm nay gần 5 tuổi). Sự thể là chị vợ trước giờ không chăm lo cho con, kể cả lúc còn chung sống, nhưng vì điều kiện anh ấy sống không người thân ở đây nên khi hai người ly thân anh thường gửi con cho nhà vợ chăm sóc để đi làm, cháu bé sống với mẹ một thời gian thì ốm yếu, gầy gò, bệnh cũng không được quan tâm chữa mặc dù anh đóng tiền nuôi con cho vợ rất nhiều (hoàn toàn mọi chi phí là anh lo, kể cả con ăn một bữa sáng vợ anh cũng đòi tiền). Anh làm Nhà nước, lương không cao nhưng gần như toàn bộ đều dồn cho con. Hai năm nay, nhờ một người thân trong gia đình ra ở trông nom, anh đón con về chăm sóc, cháu bé rất quấn quýt ba nó và rất sợ bị gửi lên nhà ngoại ở với mẹ. Tuy nhiên, khi viết đơn ly hôn thì chị vợ yêu cầu được giành quyền nuôi con. Thực tế chúng tôi tìm hiểu cũng biết là nếu k có thỏa thuận khác thì con dưới 9 tuổi đương nhiên mẹ nuôi. Ngoài ra, khi anh vừa ra đây, nhà vợ hứa cho đất ở, yêu cầu anh đưa tiền để nộp thuế làm thủ tục, anh không có tiền, họ gợi ý mượn, và anh đã đứng tên trên giấy mượn tiền, vàng (những người cho mượn là người quen của gia đình vợ anh). Điều đáng tiếc là khi anh đưa tiền cho cha mẹ vợ thì lại đưa không viết giấy tờ gì. Thực tế, họ dùng tiền anh mượn để chi tiêu riêng, đất thì không cho (họ nói không làm thủ tục được), tiền không trả lại cho anh, nên đến thời điểm này, anh nợ bạn bè gia đình họ số tiền rất lớn (khoảng 800 triệu). Là viên chức nhà nước, anh hoàn toàn không thể trả nợ nếu họ không trả tiền đã lấy. Thế nhưng họ không chịu trả, và giờ muốn giành đứa bé, anh cũng biết họ không muốn nuôi cháu, nhưng họ sẽ đòi rất được rất nhiều tiền từ anh khi họ giữ cháu, họ bảo nếu anh không đưa thì họ cho nó đói (anh đã từng phải mua thức ăn, đồ uống mang lên cho con, nhà đó liên tục điện thoại bảo hết đồ ăn, mẹ nó hỏi anh có mượn tiền cho nó ăn không, anh đồng ý mượn gia đình vợ mấy triệu rồi vài hôm sau mang lên trả ). Vì vậy, nếu không được nuôi con, anh ấy sẽ rất đau lòng, vì dù có đưa tiền chu cấp, mẹ nó cũng không chăm lo tốt cho con, thậm chí để nó bệnh kéo dài, mỗi khi anh đến thăm là đưa con đi khám bệnh. Hai cha con rất thương yêu nhau, vì vậy anh sợ ly hôn sẽ mất con mà nó sẽ khổ. Nhưng hai vợ chồng không thể hàn gắn, tất yếu phải chia tay, kéo dài rất mệt mỏi, nhưng giờ anh ấy quá bế tắc, không dám ký đơn ly hôn. Hơn nữa, với số nợ như trên, khi ly hôn, sợ nhà vợ xúi giục những người chủ nợ kiện tụng, anh có thể mất việc. Tôi muốn hỏi quý luật sư, trường hợp anh ấy có hướng giải quyết không?Số tiền nợ đó, anh ấy có thể yêu cầu nhà vợ trả không (anh là người đứng tên mượn, thời điểm mượn khi anh vừa ra ĐN, chủ nợ là bạn bè, người thân gia đình vợ anh, họ cũng biết mục đích mượn tiền là đưa cho ba mẹ vợ anh làm thủ tục đất gì đó cho anh)? Việc giải quyết nuôi con, anh ấy có thể giành quyền nuôi con không?Liệu anh ấy không phải người địa phương, tòa có giải quyết thấu tình đạt lý hay không (tôi biết có quy định pháp luật, nhưng tôi nghĩ người thực thi nếu thiên vị thì vẫn sẽ khác)? Rất mong được tư vấn. Xin cảm ơn!
     
    7458 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #171454   12/03/2012

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần


    Việc giao con cho ai quyền nuôi con sau khi ly hôn nếu hai bên không thỏa thuận được dựa vào nguyên tắc : trẻ ở với ai là tốt nhất. Thông thường trong thời gian ly thân, trẻ ở với ai thì người đó dể được tòa chấp nhận cho nuôi con.
    Việc đòi nợ phải có chứng cứ(kể cả nhân chứng), nếu không có chứng cứ thì tòa không thể buộc con nợ phải trả nợ được.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_NgDinhHung vì bài viết hữu ích
    hoangvietlinh (13/03/2012)
  • #171594   13/03/2012

    hoangvietlinh
    hoangvietlinh

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Rất cảm ơn Luật sư đã tư vấn.
    Vậy cho phép tôi hỏi thêm, số nợ mà người chồng đứng tên trên giấy mượn có được tính là nợ chung của hai vợ chồng không ạ? Vì số nợ này mình anh ấy ký tên mượn, nhưng mượn lúc trong thời kì hôn nhân (lúc mới cưới). Có điều, khi đưa số tiền này cho nhà vợ anh ấy thì lại không viết giấy tờ gì, như thế không thể bắt nhà vợ anh ấy trả lại tiền rồi phải không ạ ?(những người cho mượn là bạn bè, người thân của gia đình vợ anh ấy - và họ cũng biết anh mượn tiền để đưa cho gia đình vợ anh làm thủ tục cho đất. Thực tế, gia đình vợ đã dùng tiền để mua ô tô cho con trai, chạy xin việc cho con dâu, sửa nhà...).
    Khi ly hôn, trẻ mới 5 tuổi thì ý kiến trẻ có được tòa tính tới không ạ? Vì cháu bé rất muốn sống với ba, lâu ngày thấy mẹ nó không thăm con, anh ấy bảo "con có muốn về ngoại chơi không ba đưa về chơi 1 ngày, vì bà nội phải đi chợ, ba đi làm", nhưng cháu bảo cháu ở nhà chơi 1 mình cũng được, không về ngoại. Khi ở nhà ngoại, thiếu sự quan tâm, nên sức khỏe cháu bị ảnh hưởng, đến giờ vẫn còn. Anh ấy dự định chờ cháu lớn tí thì đưa đi Hà Nội phẫu thuật. Thật sự anh ấy quá bế tắc nên cố kéo dài, không dám ly hôn, sợ mất con, thậm chí anh sợ con sẽ chết nếu phải về bên mẹ nó. Trước Tết này, anh và mẹ anh có việc, gửi con về mẹ nó 2 ngày, mẹ nó đòi tiền ăn bữa sáng 50.000đ, bữa trưa tối mỗi bữa 100.000đ, rất nhiều việc cho thấy rõ ràng là chị ấy không có tình cảm với con, những việc này có thể trở thành 1 điểm để tòa xét cho anh ấy quyền nuôi con k ạ?Anh ấy đã nói để con cho anh nuôi nếu ly hôn nhưng gia đình nhà vợ anh ấy không đồng ý và cũng k nói điều kiện gì (có lẽ là nếu họ giữ đứa bé thì kiếm được nhiều tiền hơn, và được tiếng là k bỏ con). Anh ấy đem con về nuôi được hơn 2 năm rồi, nhờ có mẹ anh ở quê ra, hiện giờ bé cũng đang ở với anh. Vậy khoảng thời gian này đủ để tòa ưu tiên quyền nuôi con chưa ạ?
    Tôi rất xin lỗi vì trình bày dài dòng, nhưng quả thật tôi k biết diễn đạt thế nào cho rõ. Rất mong nhận được ý kiến của Luật sư. Chúng tôi chân thành cảm ơn, kính chúc Luật sư và Danluat mọi điều may mắn!
     
    Báo quản trị |  
  • #171667   13/03/2012

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần


    Nợ do một mình người chồng ký tên mượn trong thời kỳ hôn nhân, muốn trở thành nợ chung phải được vợ xác nhận, hoặc có bằng chứng vợ biết và số tiền sử dụng vào mục đích chung, theo trình bày của bạn thì khó mà đưa vào nợ chung.
    Việc yêu cầu nuôi con, người cha muốn nuôi khó hơn mẹ, và tòa xem xét nhiều khía cạnh để quyết định, chứ không phải chỉ việc trước khi ly hôn con ở với ai. Bạn nên khuyên bạn của bạn nhờ một luật sư bảo vệ trước tòa, không ai có thể nghe kể mà tư vấn đúng một vụ án.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_NgDinhHung vì bài viết hữu ích
    hoangvietlinh (14/03/2012)
  • #171774   14/03/2012

    hoangvietlinh
    hoangvietlinh

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Vậy Luật sư có thể giới thiệu cho chúng tôi một luật sư để bảo vệ trước tòa (hiện bạn tôi đang ở Đà Nẵng) được không ạ? Thật sự tôi không am hiểu và cũng không biết luật sư nào ở Đà Nẵng, và chi phí thuê luật sư có cao quá không ạ (có thể cho tôi biết như trong trường hợp này thì khoảng tầm bao nhiêu)? Rất cảm ơn Luật sư.
     
    Báo quản trị |  
  • #171853   14/03/2012

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần


    Rất tiếc, tôi không giới thiệu giúp bạn được.
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật Sư NGUYỄN-ĐÌNH-HÙNG, Giám-Đốc công ty luật TNHH PHÚ THỌ Trụ sở : số 3 Đào nguyên Phổ phường 4 Quận 11 thành phố Hồ chí Minh

Điện thoại : 08.9551149 Email : tvpl_ls.nguyendinhhung@yahoo.com.vn