Thắc mắc về trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng

Chủ đề   RSS   
  • #162193 30/01/2012

    ability620

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Thắc mắc về trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng

     Chào Luật Sư.


    Theo nghị định48/2010/NĐ-CP thì đối với công trình cấp đặc biệt và cấp 1 thì thời gian bao hành không nhỏ hơn 24 tháng và mức bảo hành là 3% giá trị hợp đồng. Đối với các công trình còn lại thì thời gian bảo hành không nhỏ hơn 12 tháng và mức bảo hành là 5%.

    Như vậy, nếu chi phí thực tế để bảo hành cao hơn giá trị bảo hành theo quy định trên thì phần chênh lệch đó sẽ do Chủ đầu tư chịu hay đơn vị thi công chịu?

    (Hiện tại không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định rõ vấn đề này. Trường hợp Chủ đầu tư chịu thì không có vấn đề gì, trường hợp đơn vị thi công chịu thì có thể họ sẽ chây ỳ, không thực hiện bảo hành và chấp nhận mất khoản tiền bị Chủ đầu tư giữ lại để bảo hành khi quyết toán hoặc bảo hành không hết trách nhiệm...)

    Rất mong nhận được câu trả lời của Luật Sư. 
     
    54985 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ability620 vì bài viết hữu ích
    BQLDA3619 (19/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #162210   30/01/2012

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần


    Chào bạn,

    Theo quy định tại Khoản 2, Điều 82, Luật Xây dựng, nội dung bảo hành công trình bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra.

    Như vậy, có thể hiểu rằng, chi phí dùng để bảo hành là chi phí dùng để khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra.

    Theo quy định tại Điểm k, Khoản 2, Điều 76, Luật Xây dựng và Khoản 2, Điều 19, Nghị định số 209/2004, nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thi công xây dựng công trình do mình đảm nhận, bồi thường thiệt hại khi thi công không bảo đảm chất  lượng hoặc gây hư hỏng.

    Chính vì vậy, nếu chi phí thực tế để bảo hành cao hơn giá trị bảo hành theo quy định trên thì phần chênh lệch đó sẽ do nhà thầu phải chịu.

    Trân trọng,

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_NguyenAnBinh vì bài viết hữu ích
    BQLDA3619 (19/07/2017)
  • #162262   31/01/2012

    ability620
    ability620

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào Luật Sư!

    Câu trả lời của Luật sư xem ra rất hợp lý. Tuy nhiên, đứng về phía đơn vị thi công em xin lập luận lại như sau:

    1. Trước khi chuyển sang nghĩa vụ bảo hành công trình thì Chủ đầu tư đã ký cho nhà thầu "biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng". Biên bản đó cũng tương đương như một giấy chứng nhận về việc Nhà thầu đã thi công theo đúng thiết kế được duyệt, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật và đạt chất lượng, đủ điều kiện đưa công trình vào sử dụng.
    Việc xác định lỗi thi công của Nhà thầu đôi khi rất khó hoặc rất phức tạp. Ví dụ như Nhà thầu thi công khe co giãn mặt cầu bị hư hỏng hoặc hoặc mặt đường bê tông nhựa bị ổ gà, lún, trượt, đứt gẫy... mà nguyên nhân có thể do chú Công an ăn mãi lộ nên xe quá tải vô tư chạy qua, hoặc do lỗi của đơn vị trước đó thi công kết cấu phần dưới của nền đường không đạt yêu cầu....
    Tuy nhiên, Nhà thầu vẫn đồng ý bảo hành công trình theo quy định của Pháp Luật trong thời gian xác định, vấn đề là chi phí bảo hành như thế nào thôi?.
    2. Theo nghị định 48/2010/NĐ-CP có cụm từ "mức bảo hành là 3% (hoặc5%) giá trị hợp đồng". "Mức" ở đây có thể hiểu là định mức. Như vậy nhà thầu sẽ chỉ bảo hành trong phạm vi định mức đó thôi, nhỏ hơn bằng 3% (hoặc 5%).
    3. Quyết định 449/QĐ/BXD-GD ngày 18/09/1996 là quyết định đầu tiên về quy chế bảo hành xây lắp công trình mà em được biệt. Tại điều 7: 

    "Trường hợp sửa chữa các hư hỏng công trình xây dựng trong thời hạn bảo hành do lỗi của doanh nghiệp xây dựng mà vượt quá số tiền bảo hành xây lắp quy định tại Điều 4 của bản Quy chế này thì chủ đầu tư có quyền đưa ra cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo pháp luật".
    Rõ ràng, ngay tại quyết định trên thì số tiền chi vượt này đã được đề cập nhưng cũng chưa quy định rõ trách nhiệm thuộc về bên nào? Sau đó lần lượt là các văn bản liên quan đến vấn đề bảo hành như QĐ35/1999/QĐ-BXD, QĐ17/2000/QĐ-BXD, QĐ18/2003/QĐ-BXD, NĐ209/2004/NĐ-CP cho tới bây giờ là Nghị định 48/2010/NĐ-CP đã không đề cập lại vấn đề này.

    Vấn đề này, hết sức quan trọng.
    Kính mong nhận được sự tư vấn thêm của Luật Sư.
    Trân trọng cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ability620 vì bài viết hữu ích
    BQLDA3619 (19/07/2017)
  • #162306   31/01/2012

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần


    Chào bạn,

    Về nguyên tắc, bất kỳ công trình nào cũng phải được nghiệm thu trước khi bàn giao và đưa vào sử dụng. Và đương nhiên, nhà thầu phải thi công theo đúng thiết kế đã được phê duyệt. Đó là những điều đã được quy định cứng trong luật.

    Tuy vậy, pháp luật vẫn phòng ngừa những sự cố về chất lượng, sự thông đồng của các bên, sự phù phép của 1 bên nào đó... nằm ngoài phạm vi cho phép theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thỏa thuận trong hợp đồng...

    Xác định lỗi công trình thuộc về bên nào, đúng là khó, nhưng không phải không thể. Sẽ có những cơ quan độc lập xác định vấn đề này. Trách nhiệm thuộc về bên nào thì bên đó phải chịu.

    Tôi không cho rằng "mức" được hiểu là định mức, là mức tối đa cho chi phí bảo hành. Không điều khoản nào giải thích theo hướng bạn hiểu. Thực tế thi công muôn hình vạn trạng, pháp luật không thể có quy định cứng về trách nhiệm thuộc về bên nào được. Khi sự cố xảy ra, rất nhiều cơ quan có thẩm quyền có thể tham gia, như cơ quan công an, thanh tra, giám định... Tùy thuộc vào mức độ lỗi, thiệt hại... của các bên tham gia vào hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định trách nhiệm của từng bên, có thể là khởi tố vụ án hình sự, có thể là đương sự khởi kiện vụ án tranh chấp dân sự - thương mại...

    Do đó, tôi vẫn bảo lưu quan điểm, nếu xác định lỗi công trình thuộc về nhà thầu thì cho dù chi phí bảo hành cao hơn 3 (5)% thì nhà thầu phải gánh chịu chi phí đó.

    Trân trọng,

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LS_NguyenAnBinh vì bài viết hữu ích
    ability620 (31/01/2012) BQLDA3619 (19/07/2017)
  • #162924   03/02/2012

    congtyhoabinh
    congtyhoabinh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2009
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Theo tôi trong câu hỏi này giữa người hỏi thi hỏi không đúng trọng tâm, lẫn lộn, dâu ông nọ cắm cằm bà kia

    - Trong lĩnh vực XD cơ bản có nhiều nghành……., trong đó có xây dựng cầu đường, và XD nhà (nôm nà là XD là các công trình xây dựng có chữ nhà, có thể gồm nhà ở, nhà mày, nhà văn phòng, nhà thi đầu thể thao ……..). Vậy người hỏi, hỏi về các công trình liên quan có chữ nhà hay hỏi các công trình xây dựng cầu đường, Lúc thi hỏi “Nhà thầu thi công khe co giãn mặt cầu bị hư hỏng hoặc hoặc mặt đường bê tông nhựa bị ổ gà, lún, trượt, đứt gẫy... mà nguyên nhân có thể do chú Công an ăn mãi lộ nên xe quá tải vô tư chạy qua” lúc thi hỏi các công trình xây dựng liên quan đến chữ nhà. Hỏi lung tung kiểu như vậy thì có tới bố LS cũng không trả lời được.

    Ở đây tổi chỉ trả lới vấn đề pháp lý của công trình XD liên quan đến chữ Nhà, không liên quan đế cầu đường gì hết, vì lĩnh vực cầu đường có VB riêng điều chỉnh

    Tôi đồng ý với ý kiến của LS, về cầu trả lời khá rõ dàng, ở đây chỉ xin bổ xung thêm là, bản chất của số tiền giữa lại 3% hoặc 5% là gì, mục đích là đề phòng trường hợp sau khi xây xong, phát sinh những hư hỏng lặt vặt chủ đầu tư đề nghị nhà thầu XD sửa chữa như nhà thầu không làm, thì pháp luật quy định chủ đầu tư có quyền trích số tiền đó (3% hoặc 5%) để thuê nhà thầu khác sửa chữa, mà nhà thầu đó không có quyền có ý kiến, ý cò gì hết.

    Trường hợp số tiền vượt quá (3% hoặc 5% ) thi sao, ai trả và trả như thế nào, VD, Giá trị quyết toán là 100 tỷ, tiền giữa lại bảo hành là 5% = 5tỷ, phát sinh hư hỏng sửa chữa hết 15 tỷ, chênh lệch 10 tỷ và nằm giữa khoảng thời gian trong và hết hạn bảo hành (VD: ngày 31/12/210 hết hạn bảo hành, những hư hỏng phát sinh từ ngày ngày 01/12/2010 đến ngày 30/03/2011).

    Ở đây, tôi khẳng định trách nhiệm của nhà thầu không chỉ giới hạn trong khoảng thời gian bảo hành công trình, trách nhiệm của nhà thầu liên quan tới chất lượng công trình nó gắn liền với tuổi thọ công trình, có thể là 50 thậm chí cả 100 năm sau. Đây không chỉ pháp luật VN quy định như vậy, mà nó là tập quán quốc tế. Bạn nhớ, việc một Cty XD Pháp sau 100 đã giử thư cho UBNDTPHCM thông báo họ hết trách nhiêm đối với toà nhà UBNDTP vì nó hết thời hạn sử dụng (100 năm), nếu tiếp tục sử dụng để xay ra thiệt hại dáng mà chịu.

    Theo quy định;

    Khoản 3 Điều 30 nghị định 209 “nhà thầu thi công xây dựng công trình…, nhà phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra hư hỏng công trình xây dựng, sự cố công trình xây dựng kể cả sau thời gian bảo hành, tuỳ theo mức độ vi phạm còn bị xử lý theo quy định của pháp luật

    Và Điều 20, thông tư 27/2009/TT-BXD quy định Giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng

    1. Tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng xảy ra khi có ý kiến đánh giá khác nhau về chất lượng sản phẩm, chất lượng bộ phận công trình và chất lượng công trình xây dựng.

    Tranh chấp về chất lượng có thể xảy ra giữa các chủ thể tham gia xây dựng công trình và giữa các chủ thể này với chủ sở hữu, chủ quản lý, chủ sử dụng các công trình xây dựng lân cận và các bên có liên quan khác.

    2. Trình tự giải quyết tranh chấp về chất lượng

    Việc giải quyết tranh chấp về chất lượng được tiến hành theo trình tự từng bước như sau:

    a) Tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp.

    b) Thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định tiến hành kiểm định chất lượng công trình xây dựng.

    c) Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp đánh giá, kết luận về chất lượng hoặc đề nghị cơ quan này tổ chức giám định chất lượng công trình xây dựng.

    d) Khởi kiện và giải quyết tranh chấp thông qua toà án. Thủ tục tiến hành theo quy định của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, căn cứ vào các quy định này, chủ đầu tư có đủ đồ chơi để trói buộc trách nhiệm của nhà thầu. khi công trình bị xuống cấp do chất lượng thi công kém, kể cả khi đã hết thời gian bảo hành.

    Ngoài ra xin lưu ý là NĐ 48 chỉ áp dụng cho các công trình sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên thồi, cho nên tuỳ từng trường hợp nên hay không nên viện dẫn áp dụng nghị định này.

    Theo tôi, người hỏi hình như có ty hiểu biết về cách thức vận dụng pháp luật nên viện dẫn một số văn bản để chơi khó LS, như cũng xin lưu ý là các văn bản Quyết định 449/QĐ/BXD-GD, QĐ35/1999/QĐ-BXD, QĐ17/2000/QĐ-BXD, QĐ18/2003/QĐ-BXD, đã hết hiệu lực và bỏ vào sọt rác hết rồi thì phải. Việc áp dụng pháp luật nó có nguyên tắc của nó không thể việc dẫn linh tinh các quy định như mấy ông ở Huyện Tiên Lãnh – Hải Phòng được, để làm khó người khác.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn congtyhoabinh vì bài viết hữu ích
    phuocvt (09/02/2012) thao_vh (07/05/2015) BQLDA3619 (19/07/2017)
  • #163253   05/02/2012

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn.

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

Email: an@vcalaw.com | Website: www.vcalaw.com

Điện thoại: 0902 255 896