#ff0000;">#ff0000;">"1/ Người lao động làm việc theo quan hệ hợp đồng lao động thì khi kết thúc, doanh nghiệp phải có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định. Sau đó, người lao động có quyền xin việc ở đơn vị khác và ký kết lại hợp đồng lao động. Do vậy, sẽ ko có khái niệm điều chuyển người lao động sang đơn vị khác và ko chi trả chế độ.
2/ Việc chi trả chế độ là bắt buộc thực hiện, nên ko có chuyện thỏa thuận với người lao động về việc ko nhận tiền trợ cấp thôi việc, vì như vậy là thỏa thuận trái luật.
3/ Nếu kết thúc lao động theo thỏa thuận thì hai bên có thể lập biên bản thỏa thuận và ra quyết định chấm dứt". Thân chào Luật sư!
Rất cám ơn Luật sư đã trả lời cho tôi, nhưng 3 câu trả lời của Luật sư thật sự chưa làm tôi thỏa mãn, tôi sẽ giải thích và nói thêm 3 ý trên, rất mong Luật sư có ý kiến để chúng ta cùng rõ vấn đề này hơn:
1. Do Công ty tôi là Công ty Nhà nước (92,5% vốn sở hữu NN) và Công ty của NLĐ xin nghỉ việc sắp chuyển đến cũng là Công ty NN (100% vốn NN) nên khi có tiếp nhận của Công ty mới thì Công ty tôi mới làm thủ tục để chuyển công tác người này, mục đích là để giữ các chế độ, chính sách của của NLĐ khi về Công ty mới như hệ số lương, chi phí bảo hiểm,... Khi làm các thủ tục về hành chính xong, thì Công ty tôi mới ra quyết định thôi trả lương và QĐ chấm dứt HĐLĐ. Nếu Công ty tôi ra QĐ cho nghỉ việc và trả trợ cấp thôi việc thì NLĐ sẽ chịu thiệt thòi nhiều hơn.
2. Trường hợp tôi đặt vấn đề, nếu NLĐ trong trường hợp khi chuyển về Công ty mới tốt hơn, để thuận lợi trong việc Công ty tôi xác nhận chuyển công tác, trong đơn xin chuyển công tác NLĐ cam kết sẽ không nhận bất cứ các khoản chi phí nào theo quy định để được cho thuyên chuyển công tác, chứ không phải là thỏa thuận giữa 2 bên. Như vậy không thể xem là thỏa thuận trái luật được. Khi NLĐ cam kết trong đơn không nhận bất cứ các khoản chi phí nào thì Công ty tôi không thể trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ vừa chuyển đi là phù hợp.
3. Còn việc ra QĐ chấm dứt HĐLĐ như là 1 mệnh lệnh hành chính nhiều hơn là thỏa thuận giữa 2 bên. Khi 2 bên đã thỏa thuận thanh lý Hợp đồng với nhau rồi thì nghĩa vụ pháp lý của HĐ đã chấm dứt thì tại sao phải ra QĐ chấm dứt HĐLĐ nữa? Tôi nghĩ QĐ này như 1 thủ tục hành chính rất rườm rà và không cần thiết.
Rất mong nhận được hồi âm sớm của Luật sư.
Trân trọng!