Cô mình sinh con thứ ba không bị kỉ luật vì đã làm giấy tờ hợp lệ trường hợp hai con đầu bị bệnh. Giờ muốn sinh con thứ vì sinh được con thứ ba thông minh khỏe mạnh, vậy sinh con thứ tư thì bị kỉ luật đảng như thế nào? Sau khi sinh bao lâu sẽ bị kỉ luật? Và cơ quan trường học của của cô mình có bị ảnh hưởng như thế nào? Vì trường tôi năm 2017-2018 vừa được công nhận trường chuẩn, chồng cô mình hiện là phó giám đốc TTGDTX huyện bị kỉ luật như thế nào có bị cách chức?
Theo mình tìm hiệu được thì theo Nghị định 20/2010/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số (sửa đổi ở Nghị định 18/2011/NĐ-CP):
"Điều 2. Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Theo đó lần sinh con thứ 3 của chị không vi phạm quy định về chính sách dân số. Tuy nhiên sinh con lần thứ 4 thì sẽ vi phạm quy định về chính sách dân số đối với Đảng viên, cụ thể theo Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành:
"1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách..."
Điều 5 Quy định 102 quy định "Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (từ cấp huyện trở lên) xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật"; do đó việc xem xét kỷ luật sẽ thực hiện ngay khi đi làm trở lại sau thời gian nghỉ thai sản (6 tháng).
Người vợ bị xử lý kỷ luật Đảng không ảnh hưởng đến công việc của chồng. Tuy nhiên việc vi phạm kỷ luật có thể gây ảnh hưởng đến thành tích chung của đơn vị nơi chị đang công tác. Ngoài ra, đối với người chồng việc sinh con thứ tư này cũng vi phạm chính sách về dân số, theo đó cần xem xét người chồng này nếu là đảng viên sẽ bị xử lý kỷ luật đảng và có thể xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức.